Trang chủ
 Động viên




Phần dịch

বাংলা / Baṅla
Català
中文 / Zhōngwén
English
Español
Filipino/Tagalog
Français
Galego
Ελληνικά / Elliniká
हिन्दी / hindī
Italiano
日本語 / Nihongo
Kiswahili
Polszczyzna
Português
Română
Русский
Српски / Srpski
Tiếng Việt
اردو / Urdu

                                        

Trang Khác:

Học Phần

Sơ đồ

Từ khóa

Liên hệ

Tư liệu sử dụng

Liên kết hữu ích

ĐÀO TẠO VỚI CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG

Bài của Tiến sĩ Phil Bartle

Bài dịch của: Lua Nguyen


Báo cáo đào tạo

Phương pháp quản lý cộng đồng vững mạnh bao gồm các kỹ thuật phát triển cộng đồng cùng việc đào tạo quản lý cộng đồng.

Ý nghĩa đặc biệt của "Đào tạo"

"Đào tạo" thường được hiểu là quá trình chuyển giao các kỹ năng cho người được đào tạo. Động viên được coi là một khía cạnh ngoại biên. Trong quá trình đào tạo quản lý cộng đồng, bên cạnh vai trò xóa đói, giảm nghèo và xây dựng năng lực, động viên còn có vai trò huy động nhóm hành động và tổ chức nhằm tăng cường năng lực và sự đông đủ của cộng đồng.

Xét về ý nghĩa đặc biệt này, các yếu tố cần thiết của đào tạo bao gồm:
  • Nâng cao nhận thức;
  • Cung cấp thông tin;
  • Truyền đạt kỹ năng;
  • Khuyến khích hoặc ủng hộ;
  • Huy động;
  • Tổ chức.

Chính hai yếu tố cuối đã làm cho việc đào tạo này trở nên đặc biết; đào tạo có vai trò NHƯ hoạt động không chỉ đơn thuần là đào tạo VỀ hoạt động.

Nâng cao nhận thức:

Đào tạo được sử dụng như một phương pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề, chẳng hạn như nhận thức giới, khả năng thích ứng môi trường, những thay đổi mang tính cách mạng khi nhận thức được rằng nghèo đói không phải do Chúa hay do Số phận mà nó có thể thay đổi được nếu con người mong muốn thực hiện các biện pháp cần thiết.

Vấn đề nhạy cảm trong đào tạo quản lý cộng đồng đó là để cho các nhóm đối tượng biết được rằng chúng ta không phải là một tổ chức từ thiện để họ dựa dẫm vào đó, mà chúng ta cung cấp việc đào tạo để trợ giúp cho họ nhằm giúp đỡ chính bản thân họ.

Cung cấp Thông tin:

Khi nâng cao nhận thức tạo ra một sự hiểu biết tốt hơn về các vấn đề (ví dụ như bất bình đẳng giới ngăn cản sự phát triển), việc đào tạo khi đó bổ sung cho kết quả này bằng cách cung cấp thông tin để tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề, miễn là những thành viên trong nhóm đối tượng mong muốn thực hiện chúng.

Truyền đạt Kỹ năng:

Ý nghĩa chính của "đào tạo" thường chỉ mang ý nghĩa truyền đạt kỹ năng. Điều đó có nghĩa rằng người đào tạo phổ biến các kỹ năng cho người được đào tạo. Ý nghĩa đặc biệt của đào tạo quản lý cộng đồng không loại trừ việc truyền đạt kỹ năng, nó chỉ giúp các yếu tố khác rõ ràng hơn.

Mặc dù một số kỹ năng thực hành như nghề thợ mộc hay nghề thợ xây rất có ích, nhưng trong hầu hết các cộng đồng chúng không phải là các kỹ năng đang thiếu một cách khẩn cấp mà đó là các kỹ năng trong hoạt động, trong việc lên kế hoạch, xác định các nguồn tài nguyên, đánh giá về nhu cầu và các chính sách ưu tiên của cộng đồng, trong việc thiết kế dự án, viết kế hoạch đế xuất, ghi chép, kê khai dự án đơn giản, quản lý tiến bộ, báo cáo và viết báo cáo, và trong báo cáo tài chính (trách nhiệm giải trình). Việc truyền đạt các kỹ năng quản lý này là một trong những mục đích chính của việc đào tạo quản lý cộng đồng.

Khuyến khích:

Việc động viên mọi người tự mình hành động, chứ không chỉ đơn giản là hi vọng và trông chờ những sự trợ giúp từ bên ngoài, được thực hiện bằng cách để cho các nhóm đích biết rằng họ có quyền (thậm chí là nghĩa vụ) và khả năng thay đổi mọi thứ để có được những thứ tốt hơn.

Họ được ghi nhận về tài sản và những phẩm chất tuyệt vời của mình chứ không phải là sự chỉ trích, họ được khen ngợi và thừa nhận vì những thành công của họ. Việc khuyến khích này ảnh hưởng đến thái độ của mọi người, làm họ mong muốn nhân danh mình làm việc hơn và vị tha hơn thay mặt cộng đồng của họ.

Khi một nhóm hay một cộng đồng được động viên nhiều hơn thì sẽ trở nên mạnh hơn. (Xem Các yếu tố giúp cho cộng đồng mạnh hơn.).

Và, đặc biệt là

Hoạt động và Tổ chức thống nhất

Một yếu tố quan trọng để năng lực của một cộng đồng được nâng cao, đó là tham gia vào hành động. Đơn giản việc hình thành một số cơ cấu (chẳng hạn với một Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thủ quĩ và Thư ký)tự nó không phải là một hành động, những cơ cấu như vậy chính là phương tiện hướng tới tổ chức cộng đồng hành động. Hoạt động có nghĩa là thay đổi; là làm một cái gì đó. Tổ chức để thực hiện điều gì đó một cách hiệu quả có vai trò rất quan trọng trong đào tạo quản lý.

Đây là một phương pháp kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức từ các nguồn khác nhau, (1) tổ chức công đoàn, và (2) đào tạo quản lý người lãnh đạo công ty cấp độ cao. Cả hai phương pháp này đều không nhằm mục đích truyền đạt kỹ năng cá nhân mà nhằm hình thành nhóm và tổ chức để nâng cao tính hiệu quả và năng lực. (Để xem xét sự khác nhau giữa việc tổ chức để đưa ra quyết định và tổ chức để hành động, xem module đào tạo Tổ chức).

Những người được đào tạo không chỉ là các sinh viên tiếp thu các kỹ năng và thông tin. Họ là những người tham gia đã trở thành thành viên của một tổ chức, hay sẽ trở thành thành viên của tổ chức sau khi đã hoàn thành xong quá trình đào tạo. Những khóa học này sử dụng các phương pháp như "động não"

(Xem: Các phương pháp động não) để giúp những người tham gia hiểu được mục đích và mục tiêu của nhóm, và cách thức hữu hiệu nhất để tổ chức nhóm cho việc (1) đưa ra quyết định, và (2) hành động. Kết quả của quá trình đào tạo không chỉ là có nhiều người được đào tạo có kỹ năng và có hiểu biết hơn, mà những người tham gia còn được tổ chức (hay tổ chức lại) và được huy động để hành động.

Đào tạo quản lý cộng đồng đã thay đổi những điều này để giúp cộng đồng phát triển mạnh hơn và năng lực càng ngày được nâng cao. Xem thêm Đào tạo Quản lý để có được những giải thích chi tiết hơn về hoạt động và các khía cạnh thống nhất của đào tạo quản lý.

––»«––

© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
Thiết kế web bởi Lourdes Sada
──»«──
Cập nhật lần cuối: 2012.01.16

 Trang chủ

 Động viên