Trang chủ
 Tổ chức




Chuyển ngữ:

'العربية / al-ʿarabīyah
Bahasa Indonesia
Català
中文 / Zhōngwén
Deutsch
English
Español
Ewe
Filipino/Tagalog
Français
Galego
Ελληνικά / Elliniká
हिन्दी / hindī
Italiano
日本語 / Nihongo
한국어 / Hangugeo
بهاس ملايو / Bahasa Melayu
Polszczyzna
Português
Română
Русский
తెలుగు /Telugu
ไทย / Thai
Tiếng Việt
Türkçe
اردو / Urdu

                                        

Các trang khác

Học Phần

Sơ đồ

Từ khóa

Liên hệ

Tư liệu sử dụng

Liên kết hữu ích

THIẾT KẾ KẾ HOẠCH, ĐỀ XUẤT, NGUỒN LỰC BÊN NGOÀI

Thiết kế kế hoạch và tìm kiếm nguồn lực

Bài của Tiến sĩ Phil Bartle

dịch bởi Thanh Hiền


Tài liệu đào tạo

Khi giúp đỡ cộng đồng quyết định những chi tiết trong kế hoạch của họ, bạn phải cân bằng giữa xu hướng muốn quá nhiều nguồn lực từ bên ngoài, làm tăng sự phụ thuộc và đói nghèo lâu dài, với việc dựa trên nguồn lực bên trong, từ đó trở nên mạnh mẽ và độc lập hơn.

Hãy nhớ rằng nhiệm vụ của bạn là phải đấu tranh chống lại sự phụ thuộc, tức là các thành viên muốn trông chờ sự hỗ trợ từ bên ngoài đối với sự cải thiện cộng đồng. Bạn nên nhấn mạnh vào sự độc lập của cộng đồng (dựa chủ yếu vào nguồn lực của chính mình).

Nếu cộng đồng lựa chọn một kế hoạch tốn kém và khả năng là không thể có đủ tiền cho nó, hãy cảnh giác họ nên thực tế hơn (không dựa vào sự hảo tâm từ bên ngoài).

A đề xuất là một sự đề nghị gây quĩ từ người tài trợ tiềm năng. Đề xuất tốt nhất được thiết kế như một kế hoạch, giải thích tại sao nhà tài trợ nên quyên góp quĩ.

Kế hoạch hành động như trên cũng là nền tảng cho việc kêu gọi các cấp cao hơn của Chính phủ cho phép tiếp cận các quĩ khác.

Đừng nên làm như vậy dù bạn có thấy bị lôi cuốn thế nào chăng nữa. Những người thực hiện cần phải học cách làm việc. Cũng như những người mù chữ cần phải được tham gia vào sự chuẩn bị cho chính họ, cần phải tự đọc dần dần.

Sự thiết kế kế hoạch cũng có thể là một đề xuất để có được nguồn quĩ từ bên ngoài. Nó cần phải được sử dụng để có được sự chấp thuận của cả cộng đồng để tiến hành kế hoạch. Về mặt này nó vẫn là một dạng đề xuất, có thể được yêu cầu bởi chính quyền địa phương.

Bản chất của việc lập kế hoạch, giống như suy nghĩ tập thể, là trả lời câu hỏi một cách tự động. Bốn câu hỏi then chốt, (chúng ta muốn gì, chúng ta có gì, làm thế nào sử dụng những gì chúng ta có để đạt được những gì chúng ta muốn, và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm vậy). Đó chính là nhiệm vụ của bạn với tư cách một người vận động, trả lời bốn câu hỏi mấu chốt này cùng với những người thực hiện, đặt họ vào trong bối cảnh thích hợp, sắp xếp những câu trả lời vào một văn bản được viết bởi chính những người thực hiện.

Khi bàn thảo về nguồn lực, bạn thường nghe những người thực hiện nói rằng cộng đồng không có đủ quĩ. Luôn có xu hướng chỉ dựa vào những nhà tài trợ từ bên ngoài. Việc dựa dẫm này sẽ làm tăng khả năng dễ bị tổn thương, do đó làm giảm sức mạnh của cộng đồng. Với nỗi lực, các thành viên trong cộng đồng vẫn có thể có được nguồn lực để thực hiện từ nhiều nguồn. Kiểm soát nguồn lực.

Người vận động không chỉ đạo rằng tất cả cần phải được cung cấp từ phía cộng đồng. Thay vào đó, bạn có thể đề cập tới nguồn lực và đề nghị các thành viên cho biết những gì cộng đồng có thể tự cung cấp.

Nguồn hỗ trợ có thể bao gồm:
  • Hiến tặng: tiền mặt, đất, nhà cửa, trang thiết bị, được quyên góp bởi những cá nhân muốn hỗ trợ cộng đồng. (Được ghi nhận và cảm ơn ở các cuộc họp công cộng);
  • Thương mại: quà tặng từ các doanh nghiệp muốn quảng bá thiện chí của họ và hỗ trợ cộng đồng. (Được ghi nhận và cảm ơn ở các cuộc họp công cộng)
  • Lao động công ích: thời gian và sức lực cống hiến bởi các thành viên cộng đồng, có thể là giản đơn (nhổ cỏ, làm gạch), phức tạp (làm mộc, làm nề), hội họp, lên kế hoạch, giám sát, kiểm tra;
  • Nông nghiệp: nông dân có thể quyên góp lương thực cho dự án:
    • cho những người đang làm việc trong dự án, hoặc
    • cho hội đồng quản lý để bán lấy tiền mặt cho kế hoạch
  • Lương thực: người chuẩn bị lương thực đồ uống cho cộng đồng thành viên trong ngày làm việc;
  • Đóng góp và chi phí: cho quĩ tín dụng và những kế hoạch tài chính tương tự từ tất cả thành viên; phí dịch vụ, như lấy nước
  • Chính phủ: một phần quĩ từ nguồn của chính phủ trung ương hay địa phương. Nguồn có thể gồm sự tham gia của hội đồng phát triển địa phương
  • Tổ chức phi chính phủ (NGOs): các tổ chức tại địa phương, nhà thờ; và
  • Nhà tài trợ ẩn danh: những người hảo tâm không được biết tới

Danh sách trên chưa phải hoàn thiện. Hãy tìm kiếm sự gợi ý từ các buổi họp động não với cách thành viên cộng đồng (không chỉ với người lãnh đạo).

Xem Quĩ để biết thêm về việc thu hút nguồn lực cho các dự án cộng đồng.

––»«––

Đóng góp cộng đồng; Xây dựng


Đóng góp cộng đồng; Xây dựng

© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
Thiết kế web bởi Lourdes Sada
──»«──
Cập nhật lần cuối: 2012.01.16

 Trang chủ

 Tổ chức