Trang chủ
 Thiết kế dự án




Các bản dịch khác:

বাংলা / Baṅla
Català
中文 / Zhōngwén
Deutsch
English
Español
Filipino/Tagalog
Français
Ελληνικά / Elliniká
हिन्दी / Hindī
Italiano
Polszczyzna
Português
Română
Српски / Srpski
Tiếng Việt
Türkçe

                                        

Trang Khác

Học Phần

Sơ Đồ Trang

Từ Khóa

Liên Hệ

Tài Liệu Hữu Ích

Đường Dẫn Hữu Ích


PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC HỢP LÝ

bởi Phil Bartle, PhD

Phiên dịch bởi SoTa


Khi bạn đang chuẩn bị một dự án hay chương trình thiết kế, bạn có thể tìm thấy nó hữu ích để thực hiện một " Phân tích cơ cấu hợp lý". Một vài cơ quan tài trợ, bao gồm World Bank ( Ngân hàng Thế Giới) và CIDA, yêu cầu phải có "cơ cấu hợp lý" trong đề xuất cấp vốn. Do đó, đấu tranh cho một tổ chức phi chính phủ, nó hữu ích để biết làm thể nào để tiến hành dựng nên một bản phân tích cơ cấu tổ chức hợp lý.

Bản cơ cấu là bản kê, tốt nhất là nên để từng trang một, mà xác định những yếu tố cần thiết cho dự án.

Trong tài liệu hướng dẫn "Thiết kế dự án", chúng ta đã phân biệt giữa " Mục đích" và "Mục tiêu". Phạm vi từ tổng quan đến chi tiết cụ thể, với những mục tiêu đang rõ ràng nhất là thời gian, số lượng và những kết quả đo lường được cho dự án. Trong bản cơ cấu ấy, những sự phân biệt này chính xác hơn và tốt hơn, và điều kiện sử dụng hơi khác.

Nó có thể rất hữu ích để nghĩ về một chương trình hay một dự án như điều gì đó giống như một nhà máy hay một trang trại. Nó có " đầu vào" mà đó là những nguồn lực mà bạn đặt vào trong nó, và " đầu ra" là những kết quả được trông đợi mà bạn muốn nhận. Xin hãy nhớ rằng từ " inputs" ( tạm dịch là đầu vào) là một danh từ, tức là một vật ( hay nhiều) chứ không phải là động từ. Đó là Ngôn ngữ tiếng Anh xấu ( cách dùng, từ vựng, ngữ pháp) để sử dụng từ "inputs" như một động từ, tức là "cho vào" cái gì đó.

Bản cơ cấu rất dày đặn và phong phú, và mất một chút kỹ năng để đọc, một mình xây dựng nên. Lần đầu bạn thực hiện, nó có thể hữu ích để làm cùng với một người quen với bản đề xuất dự án. Nó tốn thời gian, và nó sẽ không đọc như văn xuôi.

Bố cục của LFA ( Logical Framework Analysis, tạm dịch là Phân tích cơ cấu tổ chức hợp lý):

LFA thường được trình bày như một bản kê khai với 5 cột. Nó thường được giới thiệu trên một trang đạt tiêu chuẩn (A4 hay 8 ½ của 11) được đặt nằm ngang. Với những dự án lớn và phức tạp hơn, nó có thể tiếp tục trên những trang thêm sau, nhưng cấu trúc tối ưu nhất vẫn là một trang đơn.

Đây là những tiêu đề của năm cột được xem ngang theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải:

  • Bản tường thuật tóm tắt;
  • Kết quả được mong chờ;
  • Chỉ tiêu đạt được;
  • Sự giả định; và
  • Rủi ro

Trong cột đầu tiên nằm bên trái, bên dưới ô "Bản tường thuật tóm tắt", có ba ô. Chúng được đặt tên, từ trên xuống dưới:

  • Ý tưởng của chương trình
  • Mục tiêu của chương trình; và
  • Các hoạt động.

Nếu như chương trình hay dự án có nhiều ý tưởng, ba điều này sẽ được lặp lại, dưới ba điều đầu tiên, một bộ ba mới cho mỗi ý tưởng.

Với cột thứ hai từ bên trái, bên dưới ô "Kết quả mong đợi", thì có hơn ba ô, được sắp xếp theo chiều dọc, mà song song với ba ô ở cột thứ nhất bên trái. Chúng cũng được đặt tên, từ trên xuống dưới:

  • Tác động;
  • Hậu quả; và
  • Kết quả đầu ra.

Đầu tiên, hai từ này trông có vẻ gần giống nhau, hậu quả và kết quả. Kết quả đầu ra là một sảm phẩm trực tiếp của chương trình hay dự án. Bằng cách sử dụng phép loại suy nông trại hay nhà máy lần nữa, nó cũng giống như sữa hay xe đạp. Ngược lại, hậu quả không phải là sản phẩm trực tiếp của chương trình hay dự án, nhưng ảnh hưởng lên những cộng đồng được nhận hay là người được hưởng lợi ích. Phép loại suy nông trại hay nhà máy lần nữa, những hậu quả sẽ bao gồm " Có sữa cho trẻ uống", hay " Việc vận chuyển trở nên dễ dàng hơn khi đi bộ không còn là phương pháp duy nhất".

Trong cột thứ ba từ bên trái qua, bên dưới ô "Chỉ tiêu đạt được", cũng có ba ô như trên. Chúng cũng được đặt tên, từ trên xuống dưới:

  • Chỉ tiêu năng suất ảnh hưởng;
  • Hậu quả của chỉ tiêu năng suất; và
  • Kết quả của chỉ tiêu năng suất.

Một khung mẫu sẽ như thế này:

Phân tích cơ cấu tổ chức hợp lý

BẢN TƯỜNG THUẬT TÓM TẮT KẾT QUẢ MONG ĐỢI CHỈ TIÊU ĐẠT ĐƯỢC GIẢ THIẾT RỦI RỎ
Ý tưởng cho chương trình Yếu tố Chỉ tiêu năng suất ảnh hưởng Giả thiết Rủi ro
Mục tiêu chương trình Hậu quả Hậu quả của chỉ tiêu năng suất Giả thiết Rủi ro
Các hoạt động Kết quả Kết quả của chỉ tiêu năng suất Giả thiết Rủi ro
Được lặp lại khi cần thiết, dựa trên số lượng ý tưởng hay mục tiêu.

Còn hai cột còn lại, bên phải, là Giả định , rồi Rủi ro. Chúng lần lượt áp dụng trong ba ô đầu tiên tương ứng hàng của nó.

Khi bạn viết ra những giả thiết, bạn phải xác định điều mà bạn mong chờ vẫn cố định hay dự đoán trước được, như chúng liên quan đến các chủ đề ở ba cột đầu tiên. Có hàng ngàn điều mà bạn giả thiết mà nó không cần thiết để bao gồm. Ví dụ, chúng ta giả sử rằng trái đất sẽ không va chạm với hành tinh khác mà nó sản xuất ra đám mây bụi mà nó tiêu diệt tất cả những gì chúng ta biết. Điều này không cần thiết để bao gồm theo như khả năng mơ hồ trong cơ cấu tổ chức hợp lý.

Chúng ta cũng giả sử rằng sẽ không có một đội quân đảo chính nào mà có thể đập phá hoàn toàn hệ thống kinh tế. Tuy nhiên, trong một nước như Canada, khả năng này mơ hồ nên chúng ta không cần phải đề cập đến nó. Ví dụ như ở một nước khác, Liberia, chúng ta có thể bao hàm nó chỉ vì nó có một chút khả năng xảy ra, và do đó làm gián đoạn dự án. Lấy ví dụ như nếu chứng ta làm nên những chiếc xe đạp, chúng ta có thể giả sử, hay không, rằng các nguồn như ống kim loại, sẽ có sẵn ở thị trường. Một ví dụ khác, nếu chúng ta sản xuất sữa thì ta có thể giả thiết rằng một dịch bệnh tay, chân, miệng sẽ không bùng phát và giết tất cả các con bò.

Cột cuối hay là cột thứ năm, Rủi ro, được liên quan đến cột thứ tư, Giả Thiết. Rủi ro của một đội quân đảo chính ở Canada thì thấp, trong khi cùng sự rủi ro đó mà ở Liberia tuy thấp nhưng vẫn cao hơn ở Canada. Từ đó bạn có thề xác định những giả thiết và rủi ro như mối liên hệ với ba cột đầu tiên, những sự rủi ro và giả thiết đó sẽ liên quan với nhau.

Phần cuối cùng của bản cơ cấu hợp lý, mà bạn tạo nên, gần giống như một bản thiết kế dự án, nhưng nó được sắp xếp theo khuôn mẫu trên, và nó súc tích hơn và được làm cho tất các ô và cột trong bản kê có mối liên hệ hợp lý với nhau.

Một số cơ quan tài trợ có hay yêu cầu bản kê cơ cấu này có thể khác một chút về số lượng và tiêu đề cho từng cột, nhưng nguyên tắc là phải giống nhau, bao gồm mức độ, ngắn gọn và những mối quan hệ hợp lý giữa các ô.

––»«––

Kế hoạch cho một dự án:


Kế hoạch cho một dự án

© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
Thiết kế web bởi Lourdes Sada
––»«––
Cập nhật lần cuối: 2012.01.17

 Trang chủ

 Thiết kế dự án