Trang chủ
 Động viên




Phần dịch

Bahasa Indonesia
বাংলা / Baṅla
Català
English
Español
Filipino/Tagalog
Français
Galego
Ελληνικά / Elliniká
हिन्दी / hindī
Italiano
日本語 / Nihongo
Kiswahili
Polszczyzna
Português
Română
Русский
Српски / Srpski
Tiếng Việt

                                        

Trang Khác:

Học Phần

Sơ đồ

Từ khóa

Liên hệ

Tư liệu sử dụng

Liên kết hữu ích


Nội dung

  1. Đoạn đầu
  2. Giới thiệu
  3. Cộng tác cùng cộng đồng
  4. Đặt ra các câu hỏi
  5. Tham gia vào cộng đồng
  6. Nêu sơ lược về vấn đề cộng đồng
  7. Hỗ trợ các thành viên của cộng đồng
  8. Khảo sát
  9. Các nhóm trọng tâm
  10. Trách nhiệm giải trình
  11. Xác nhận
  12. Phần dưới cùng

Nội dung

  1. Đoạn đầu
  2. Giới thiệu
  3. Cộng tác cùng cộng đồng
  4. Đặt ra các câu hỏi
  5. Tham gia vào cộng đồng
  6. Nêu sơ lược về vấn đề cộng đồng
  7. Hỗ trợ các thành viên của cộng đồng
  8. Khảo sát
  9. Các nhóm trọng tâm
  10. Trách nhiệm giải trình
  11. Xác nhận
  12. Phần dưới cùng

Nội dung

  1. Đoạn đầu
  2. Giới thiệu
  3. Cộng tác cùng cộng đồng
  4. Đặt ra các câu hỏi
  5. Tham gia vào cộng đồng
  6. Nêu sơ lược về vấn đề cộng đồng
  7. Hỗ trợ các thành viên của cộng đồng
  8. Khảo sát
  9. Các nhóm trọng tâm
  10. Trách nhiệm giải trình
  11. Xác nhận
  12. Phần dưới cùng

Xác định thời gian trong phát triển cộng đồng

và an ninh lương thực

Tác giả David Stott

được Jac Slik chỉnh sửa

Bài dịch của Lua Nguyen


Báo cáo tham khảo

Giới thiệu về những tiến bộ xã hội và kinh tế

A.Giới thiệu

Sau đây là những ý kiến về việc đưa những tiến bộ xã hội và kinh tế vào cộng đồng dựa trên kinh nghiệm của bản thân tôi trong 30 năm làm việc với vai trò là người phát triển cộng đồng, đặc biệt là những kinh nghiệm trong 2, 3 năm vừa qua. Tôi không có ý định biến bản báo cáo này thành một cuốn sổ tay giới thiệu về phương pháp, mà là một sự đóng góp của bản thân tôi cho những gì có thể giúp ích trong các hoàn cảnh khác nhau.

B. Cộng tác cùng cộng đồng:

Xác định thời gian trong việc đưa ra một sự đổi mới có lẽ giống như là một nghệ thuật chứ không đơn thuần là khoa học. Bản thân tôi cũng đã nhiều lần không thực hiện tốt được điều đó.

Người phát triển cộng đồng (và cơ quan tài trợ) có thể xác định một vấn đề hay một mối quan tâm quan trọng nào đó và mong muốn đưa sự thay đổi đó vào cộng đồng. Tuy nhiên, nếu cộng đồng mà bạn đang cộng tác không quan tâm tới cải cách này, thì có thể đó sẽ là một thất bại, còn nếu không thì chỉ có thể thành công chút ít.

Sai lầm phổ biến nhất mà tôi từng chứng kiến đó là các cơ quan hay các cá nhân quyết định cần phải làm điều gì đó vì họ biết rõ nhất những gì phải làm (sau đó, chẳng phải họ sẽ được chi trả cho những gì họ đã làm hay sao?), họ tiếp tục và cố gắng thực hiện điều đó. Xét từ quan điểm trách nhiệm giải trình, điều này có thể hiểu được. Nếu không làm được thì họ sẽ có nguy cơ mất đi quĩ tài trợ của mình. Nhưng thái độ này lại ngăn trở sự tham gia của cộng đồng, và kết quả là sáng kiến của người phát triển cộng đồng sẽ không thành công được.

C. Đặt ra các câu hỏi để có thể hiểu rõ hơn về cộng đồng:

Vậy làm thế nào để người phát triển cộng đồng đáp ứng được nhu cầu và mối quan tâm của cộng đồng? Một người phát triển cộng đồng khôn ngoan đầu tiên sẽ tự hỏi một số câu hỏi như:

  1. Có phải đã đến lúc để đưa ra ý kiến hay chỉ là một ý kiến mà người phát triển cộng đồng nghĩ nó nên được chấp nhận?
  2. Công chúng có quan tâm tới vấn đề này trên các phương tiện truyền thông, và trong các hội thảo với người dân địa phương hay không?
  3. Đây có phải chỉ là một trong số rất nhiều vấn đề và mối quan tâm của cộng đồng? Nếu như vậy, chúng ta nên làm thế nào để đưa ra ý kiến đó một cách tốt nhất?
  4. Liệu người ta có cảm thấy không có khả năng thực hiện vấn đề này hay phần nào họ đã được chuẩn bị cho vấn đề đó trong cuộc sống riêng hay công khai?
  5. Những gì người ta quan tâm khi làm việc gì đó, và người ta phủ nhận, tảng lờ hoặc phàn nàn về điều đó và họ không được chuẩn bị để tiến hành?
  6. Ai được coi là "người thay đổi và chuyển đổi địa phương" đồng thời đưa ra các ý kiến? Họ có thể tham gia vào qui trình này như thế nào?
  7. Có cần thiết phải nâng cao nhận thức và quan tâm của cộng đồng trước khi họ được chuẩn bị để thực hiện?

D. Tham gia cộng đồng:

Tôi không thể không nhấn mạnh tới tầm quan trọng của những gì mà một người phát triển cộng đồng cần phải có đó là sự hiểu biết, đánh giá đúng, và tôn trọng cộng đồng mà người đó đang cộng tác.

Nếu không biết rõ về cộng đồng mà bạn đang cộng tác, hãy làm quen với mọi người, tham gia vào các nhóm cộng đồng mà bạn có thể làm việc cùng, vào các cuộc họp hay tụ tập của mọi người mà ý kiến của họ có thể có vai trò quan trọng tới quá trình thực hiện dự án.

Nếu bạn là người đến từ cộng đồng nhưng không hiểu rõ lắm về nó, hãy cố gắng tham gia vào các bộ phận khác của cộng đồng hay cộng tác cùng với những người đến từ các ngành khác.

Nếu bạn không nói được ngôn ngữ của họ, dù đó là ngôn ngữ gì đi nữa, (có bao nhiêu cộng đồng thì có bấy nhiêu cách nói chuyện), hãy cố gắng học ngôn ngữ đó và sử dụng cho việc nói và viết.

Vâng, bạn có thể sẽ tốn rất nhiều thời gian và sức lực cho việc đó; nhưng nếu không làm như vậy, bạn sẽ không có được sự tôn trọng hay sự hợp tác của mọi người.

E. Nêu sơ lược về vấn đề cộng đồng:

Công việc của bạn là giới thiệu hay hỗ trợ vấn đề này theo cách nào đó để người ta có thể hiểu và liên hệ tới vấn đề đó.

Chẳng hạn, tôi thấy rằng với những sáng kiến mà tôi tham gia, ủy ban thực hiện có thể nâng cao uy tín và mối quan tâm của cộng đồng tới hai vấn đề khác nhau: nhà ở và lương thực. Điều này đã được thực hiện bằng cách tổ chức một hội chợ Nhà đất tại một gian hàng vào năm 1997 và sau đó có một ngày hội lương thực tự trồng với triển lãm, thông tin và một chợ nông dân thử nghiệm trong một hội chợ mùa thu vào năm 2006.

F. Hỗ trợ các thành viên của cộng đồng khi họ giải quyết vấn đề:

Bạn nên hỗ trợ cộng đồng giải quyết một vấn đề theo cách mà họ đã được chuẩn bị để giải quyết, miễn là hợp pháp và có cơ hội thành công.

Công việc của bạn không phải là một chuyên gia hay một nhà chức trách, mà đó là đưa ra lời khuyên, ý kiến, và hỗ trợ khi cần thiết để mọi người có thể dễ dàng chấp nhận hoặc từ chối.

Đừng là nạn nhân của những kỳ vọng hay mục đích của chính mình.

G. Sử dụng khảo sát và các nhóm trọng tâm để xác định vấn đề
đồng thời nâng cao năng lực cho các thành viên cộng đồng.

Một trong các phương pháp phổ biến nhất thường được sử dụng để thu thập thông tin đó là thực hiện khảo sát để xác định chủ đề hay vấn đề được công chúng quan tâm. Và một phương pháp khác là lập nhóm trọng tâm.

Tuy nhiên, cả hai phương pháp này đều có ích và vai trò riêng. Chúng sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu được thực hiện nhằm mục đích nâng cao năng lực cho con người chứ không đơn giản chỉ là sử dụng chúng làm các nguồn cung cấp thông tin.

Điều này đồng nghĩa với việc mời mọi người đến không chỉ để biết ý kiến của họ mà còn xem họ có quan tâm đến việc tham gia vào bất cứ gợi ý nào mà họ đưa ra hay không và sau đó mời họ thực hiện điều đó với vai trò vừa là một nhà đóng góp vừa là người hưởng lợi sáng kiến đó.

1. Khảo sát:

Ví dụ, năm 2006 chúng tôi đã thực hiện một khảo sát tại Ngân hàng Lương thực. Trong bản khảo sát đó, chúng tôi không chỉ hỏi ý kiến của những người làm ở đây về các vấn đề về thực phẩm, mối quan tâm và nhữngnhu cầu của họ, mà còn mời họ đóng góp ý kiến về những nguồn thực phẩm tốt và các công thức nấu ăn hay. Bản khảo sát này cũng chỉ hỏi các thông tin liên quan sao cho phù hợp với mục đích sử dụng ngôn ngữ thích hợp cho từng đối tượng đích.

Cuối cùng, một bản khảo sát được tổng hợp từ các ý kiến đó phải mang lại cho bạn một chỉ dẫn cụ thể về các đối tượng tham gia và tính chất hợp thời tiềm năng của sáng kiến được đề xuất.

Tuy nhiên, nếu dựa trên khảo sát thì rất khó để xác định việc người ta có sẵn sàng thực hiện một cái gì đó hay không. Có rất nhiều lý do tại sao người ta nói họ ủng hộ một cái gì đó nhưng lại không thực hiện (ví dụ muốn nói điều đúng, không có thời gian hay quan tâm để hỗ trợ nó, hay không cảm thấy năng lực được nâng cao để thực hiện bất cứ điều gì).

2. Nhóm trọng tâm:

Có thể dễ dàng khi xác định các vấn đề trên thông qua các nhóm trọng tâm.

Tuy nhiên, có một vấn đề là đôi khi người ta sử dụng các nhóm trọng tâm để yêu cầu mọi người tham gia nhưng sau đó lại không yêu cầu tham gia nữa. Tôi cho rằng đó là một sự lãng phí các nguồn tài nguyên và tiềm năng cộng đồng. Nếu có thể họ nên được mời tham gia vào các quá trình, bao gồm cả quá trình đưa ra quyết định.

Chẳng hạn, sáng kiến bền vững lương thực hiện nay của chúng ta dành cho các cộng đồng phương Tây sẽ mời các thành phần khác nhau trong chuỗi thức ăn (ví dụ: nông dân, người làm vườn, người bán hàng, người mua hàng, và các quan chức thành phố) gặp gỡ nhau để xem xét mỗi bộ phận có thể làm gì để nâng cao sản xuất, giá, và tiêu thụ lương thực tại địa phương. Mỗi bộ phận sẽ được yêu cầu xem xét xem các công việc cần làm để điều này xảy ra và cần hỗ trợ gì từ cácbộ phận khác để có thể thành công. Sau đó, cùng với nhau các nhóm này sẽ gặp gỡ, đưa ra một kế hoạch chung, đặt ra các mục tiêu thực tế và cùng bắt tay thực hiện chúng.

Nếu như nhận được phản hồi tốt xét theo số người đến tham gia và thảo luận vấn đề quan tâm, điều đó có nghĩa rằng bạn đã xác định được vấn đề thực sự.

Một người phát triển cộng đồng khôn ngoan sẽ tự hỏi bản thân xem những người trong cộng đồng này là ai, họ đại diện cho những thành phần nào trong xã hội, và làm thế nào để có thể đưa họ tham gia vào qui trình này một cách tốt nhất. Nếu như đây là một sáng kiến cộng đồng rộng rãi, người đó có thể tiếp tục làm việc để đưa các thành phần này lại với nhau. Nếu các nhóm hay các cá nhân không hợp làm việc với nhau hay không muốn làm việc với nhau, người đó có thể đóng vai trò là người trung gian thông tin giữa họ.

Tuy nhiên, trong một sáng kiến có trọng tâm cộng đồng rộng rãi, thu hút được càng nhiều thành phần dân số vào quá trình này càng là một điều khôn ngoan. Theo kinh nghiệm của tôi, có những người nói và những người làm, người đưa ra ý kiến và người hành động. Hãy làm cho tất cả mọi người tham gia vào các cách mà khen ngợi nhau nếu bạn có thể.

Chú ý: Đừng cố gắng "mang toàn cộng đồng lại với nhau" để cùng giải quyết một vấn đề hay một mối quan tâm ngay từ đầu. Nếu bạn đang giải quyết một vấn đề nóng bỏng, hoặc phạm vi các ý kiến, mối quan tâm và quan điểm quá rộng, bạn không thể tiến tới được một thỏa thuận hay đưa ra được giải pháp. Và kết quả là,càng ngày càng có ít người tham gia vào những cuộc họp triền miên này. Thay vào đó, hãy bắt đầu với một nhóm trọng tâm nhỏ và dần dần mở rộng sự tham gia của các cá nhân và các nhóm khi đã xác định được vấn đề và đã lập được một kế hoạch hành động.

H. Trách nhiệm giải trình với các cơ quan tài trợ:

Với vai trò là một nhà phát triển cộng đồng, bạn phải làm thế nào để có thể giải quyết được sự mập mờ ban đầu khi "phản ứng với những lợi ích của cộng đồng" với nhu cầu "giải trình" hay đáp ứng được những kỳ vọng của cơ quan tài trợ .

Tôi nhận thấy rằng chúng ta cần phải đặt ra các mục tiêu (ví dụ: Mục tiêu 1 - X người sẽ tham gia vào hoạt động này, mục tiêu 2 - sáng kiến Y đạt được Z sự hỗ trợ và hưởng ứng theo từng ngày cụ thể). Điều này chỉ được thực hiện với điều kiện cộng đồng được mời tham gia vào quá trình đặt ra mục tiêu và nếu họ lựa chọn không làm như thế, thì từng khía cạnh một của chương trình này sẽ không thể xảy ra.

Chẳng hạn với một bản đề xuất gần đây, tôi đã nhận được sự hỗ trợ cho tận 6 sáng kiến được đề xuất mà các cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy rằng mọi người rất quan tâm đến chúng. Cuối cùng, chúng tôi đã thực hiện thành công ba trong số 6 sáng kiến này. Cơ quan tài trợ rất hài lòng với kết quả này và sau đó đã tiếp tục hỗ trợ các bước tiếp theo cho đề xuất của chúng tôi trong lĩnh vực này.

I. Lời cảm ơn:

Đây chỉ là một bản tóm tắt ngắn gọn, vì vậy tôi hi vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích . Tôi luôn mong muốn nhận được những lời nhận xét cùng góp ý của tất cả mọi người. Tôi xin cảm ơn những người đã giúp đỡ tôi trong việc phát triển và thực hiện những gì được viết ở đây. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ Phil Bartel, John Mitchel, và Bernice Levitz, Packford; và đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người bạn thực sự rất tuyệt vờii mà tôi đã cảm thấy rất vui được cộng tác cùng tại các cộng đồng phương Tây trong hơn 2 năm qua.

Ghi chú của Tiến sĩ Phil:

Những độc giả kỹ tính sẽ nhận thấy có một sự khác biệt ở đây khi David gợi ý rằng toàn cộng đồng đồng nhất là điều không cần thiết, và tài liệu chính trên trang web này cho rằng Thống nhất cộng đồng là một yếu tố quan trọng trong chu kỳ hoạt động. Sự khác biệt phụ thuộc vào hoàn cảnh. Mỗi một cộng đồng khác nhau, và người hoạt động phải điều chỉnh để phù hợp với mỗi cộng đồng. Tài liệu chính đầu tiên được viết cho các cộng đồng có thu nhập thấp tại Châu Phi. Tác phẩm của David dựa trên các cộng đồng ngoại ô gần thành phố Victoria ở phía Tây Canada, tương đối phức tạp hơn và có mức thu nhập đầu người cao hơn.Trong quá trình đào tạo quản lý của chúng ta, chúng ta nói "Để trở thành người tốt thì bạn không cần phải là người xấu". David truyền đạt lại điều đó bằng cách nói "Để trở nên mạnh mẽ và tự lập hơn, bạn không cần phải nghèo đói và không có quyền lực".

––»«––

© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
Thiết kế web bởi Lourdes Sada
──»«──
Cập nhật lần cuối: 2012.01.16

 Trang chủ

 Động viên