Trang chủ
 Trang bị sức mạnh




Ngôn ngữ:

'العربية / al-ʿarabīyah
Bahasa Indonesia
Català
English
Español
Filipino/Tagalog
Français
Galego
Ελληνικά / Elliniká
Italiano
日本語 / Nihongo
Polszczyzna
Português
Română
Српски / Srpski
Türkçe
Tiếng Việt

                                        

Các trang khác

Học Phần

Sơ đồ

Từ khóa

Liên hệ

Tư liệu sử dụng

Liên kết hữu ích


Nội Dung:

  1. Nhiệt Huyết Thúc Đẩy Cải Tạo Xã Hội
  2. Một Nhà Cổ Động Phải Hiểu Về Xã Hội
  3. Luôn Ghi Nhớ Các Thành Tố Xã Hội
  4. Văn Hóa Được Học
  5. Văn Hóa Tồn Tại Xa Hơn Những Người Tạo Ra Nó
  6. Cộng Đồng Là Một Hệ Thống Siêu Cấu trúc
  7. Các Phương Diện Văn Hóa
  8. Kỹ Thuật Công Nghệ
  9. Kinh Tế
  10. Chính Trị
  11. Thể Chế
  12. Giá Trị
  13. Khái Niệm
  14. Từng chút văn hóa đều hội tụ tất cả các phương diện này
  15. Sự liên kết có lợi ích thiết thực
  16. Sự liên kết tác động đến biến đổi xã hội
  17. Kết luận

Nội Dung:

  1. Nhiệt Huyết Thúc Đẩy Cải Tạo Xã Hội
  2. Một Nhà Cổ Động Phải Hiểu Về Xã Hội
  3. Luôn Ghi Nhớ Các Thành Tố Xã Hội
  4. Văn Hóa Được Học
  5. Văn Hóa Tồn Tại Xa Hơn Những Người Tạo Ra Nó
  6. Cộng Đồng Là Một Hệ Thống Siêu Cấu trúc
  7. Các Phương Diện Văn Hóa
  8. Kỹ Thuật Công Nghệ
  9. Kinh Tế
  10. Chính Trị
  11. Thể Chế
  12. Giá Trị
  13. Khái Niệm
  14. Từng chút văn hóa đều hội tụ tất cả các phương diện này
  15. Sự liên kết có lợi ích thiết thực
  16. Sự liên kết tác động đến biến đổi xã hội
  17. Kết luận

Nội Dung:

  1. Nhiệt Huyết Thúc Đẩy Cải Tạo Xã Hội
  2. Một Nhà Cổ Động Phải Hiểu Về Xã Hội
  3. Luôn Ghi Nhớ Các Thành Tố Xã Hội
  4. Văn Hóa Được Học
  5. Văn Hóa Tồn Tại Xa Hơn Những Người Tạo Ra Nó
  6. Cộng Đồng Là Một Hệ Thống Siêu Cấu trúc
  7. Các Phương Diện Văn Hóa
  8. Kỹ Thuật Công Nghệ
  9. Kinh Tế
  10. Chính Trị
  11. Thể Chế
  12. Giá Trị
  13. Khái Niệm
  14. Từng chút văn hóa đều hội tụ tất cả các phương diện này
  15. Sự liên kết có lợi ích thiết thực
  16. Sự liên kết tác động đến biến đổi xã hội
  17. Kết luận

Nội Dung:

  1. Nhiệt Huyết Thúc Đẩy Cải Tạo Xã Hội
  2. Một Nhà Cổ Động Phải Hiểu Về Xã Hội
  3. Luôn Ghi Nhớ Các Thành Tố Xã Hội
  4. Văn Hóa Được Học
  5. Văn Hóa Tồn Tại Xa Hơn Những Người Tạo Ra Nó
  6. Cộng Đồng Là Một Hệ Thống Siêu Cấu trúc
  7. Các Phương Diện Văn Hóa
  8. Kỹ Thuật Công Nghệ
  9. Kinh Tế
  10. Chính Trị
  11. Thể Chế
  12. Giá Trị
  13. Khái Niệm
  14. Từng chút văn hóa đều hội tụ tất cả các phương diện này
  15. Sự liên kết có lợi ích thiết thực
  16. Sự liên kết tác động đến biến đổi xã hội
  17. Kết luận

VĂN HÓA VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH XÃ HỘI

Một chút kiến thức về khoa học xã hội dành cho các nhà động viên cộng đồng

Tiến sĩ Phil Bartle

Dịch bởi Thu Dương


Tài liệu tham khảo

1. Nhiệt Huyết Thúc Đẩy Cải Tạo Xã Hội

Một khu dân cư sinh sống không chỉ đơn thuần là một sự tập hợp các ngôi nhà. Đó là một thực thể văn hóa và xã hội. (Những gia đình, sản phẩm của con người, là một trong những phương diện của văn hóa, phương diện kỹ thuật công nghệ, sẽ được đề cập dưới đây).

Nhiệt huyết xã hội thúc đẩy sự tham gia và tinh thần tự vươn lên của cộng đồng và tổ chức xã hội. Điều này có nghĩa là tổ chức xã hội của cộng đồng sẽ được thay đổi dù rất nhỏ. Người cổ vũ cộng đồng là trung gian là xúc tác của cải tạo xã hội.

2. Người Cổ Vũ Phải Hiểu Về Xã Hội

Sẽ rất nguy hiểm nếu bắt tay vào thay đổi cái gì đó mà bạn không hiểu rõ về nó lắm. Bởi vậy trách nhiệm của người cổ vũ là phải tìm hiểu những kiến thức cơ bản về nhân loại học và xã hội học.  Người cổ vũ là một nhà xã hội học ứng dụng, cần nắm được những điểm quan trọng của vấn đề

3. Luôn Ghi Nhớ Những Thành Tố Của Xã Hội

Điều mà các nhà hoạt động cần luôn ghi nhớ đó là mối liên hệ chặt chẽ giữa các phương diện văn hóa tạo nên cộng đồng. Trong khi các nhà khoa học xã hội còn bất đồng về bản chất rõ ràng của mối liên hệ này, họ đều đồng ý rằng đặc điểm cơ bản của xã hội ( các cộng đồng trong xã hội) là mối liên hệ giữa các phương diện văn hóa.

Một cộng đồng, cũng giống như các thể chế xã hội khác, không chỉ là một tập hợp các cá nhân. Đó là một hệ thống biến động của các mối quan hệ, thái độ, và hành vi của các thành viên.

4. Văn Hóa Được Học

Văn hóa bao gồm mọi phạm trù, cả hành vi và tín ngưỡng mà con người (như những động vật khác trong tự nhiên) học được và giúp "con người" trở thành "người". Văn hóa bao gồm những thứ học được chứ không phải những thứ di truyền theo gien. Văn hóa được lưu giữ, truyền tải bằng các ký hiệu chứ không bằng nhiễm sắc thể.

Trong khi một phần văn hóa có thể học được từ thời thơ ấu (như học nói như thế nào), phần lớn được học lúc trưởng thành. Khi một người cổ vũ tham gia vào thúc đẩy cải tạo xã hội, người đó đang thúc đẩy việc học hỏi những ý niệm và những hành vi mới. Những kĩ năng đào tạo cho người trưởng thành do đó là cần thiết.

Khái niệm xã hội học của văn hóa là một khái niệm không mấy phổ biến, bởi vì nói đến văn hóa người ta thường chỉ nghĩ đến phương diện thẩm mĩ nghệ thuật.

5. Văn hóa vượt xa sự tồn tại của người tạo ra nó

Văn hóa là siêu cấu trúc. Hiểu được khái niệm này rất quan trọng để hiểu được "cộng đồng là gì"

Cũng giống như những phân tử hữu cơ được tạo nên từ những phân tử vô cơ, thực thể siêu cấu trúc dựa trên cấu trúc (xã hội không phải là một con người bằng xương bằng thịt nhưng lại được tạo nên từ những con người thực).

Điều đó có nghĩa là trong quá trình cổ vũ (động viên và tổ chức một cộng đồng, người cổ vũ phải tách bạch được những gì đang diễn ra với cộng đồng nói chung và những gì đang diễn ra đối với từng thành viên trong cộng đồng.

6. Cộng đồng là một thực thể siêu cấu trúc

Có thể coi một cộng đồng như là một tổ chức sống. Nó luôn tồn tại và hoạt động dù các thành viên đến rồi ra đi, sinh ra và chết đi. Cũng giống như tế bào sống, thực vật hay động vật,vượt ra ngoài các cấu trúc phân tử, một thể chế, một kiểu hành vi hay một cộng đồng tồn tại vượt xa các thành phần cá nhân tạo nên nó.

Một tín ngưỡng chẳng hạn , ban đầu có một nhóm người tin theo nó thôi, nhưng khi họ chết đi, tín ngưỡng đó vẫn sống cùng các thế hệ kế tiếp. Điều đó cũng giống như một thể chế (hôn nhân), một tổ chức (lực lượng không quân), một thành phố (Maputo), một tập quán (bắt tay), một công cụ (cái cuốc) hay một hệ thống (marketing). Tất cả đều tồn tại vượt xa những người tạo ra chúng.

Một xã hội, do vậy là một hệ thống, không phải là vô cơ như một cỗ máy nhưng cũng không hẳn là hữu cơ như một cái cây mà là một hệ thống siêu hữu cỡ được xây dựng trên nền tảng những ý niệm và hành vi của con người.

Mặc dù một cộng đồng cũng là một hệ thống văn hóa (vì nó cũng tồn tại vượt xa những cá nhân riêng rẽ), bạn đừng bao giờ nghĩ rằng cộng đồng là một thực thể hài hòa thống nhất. Nó luôn bao gồm các bè phái khác nhau, các cuộc tranh giành và mâu thuẫn do khác biệt về giới, tôn giáo, dân tộc, ngôn ngữ, giai cấp, thu nhập, sở hữu của cải và các nhân tố khác.

Để có thể thúc đẩy thành công sự tham gia và phát triển của cộng đồng, nhiệm vụ của người cổ vũ cộng đồng là phải gắn kết các phần nhóm đó lại gần nhau, khuyến khích sự dung hòa và tinh thần tập thể và đạt được những quyết sách đồng thuận. Điều đó không dễ chút nào. Trong khi những biện pháp thực hành được trình bày ở những tài liệu khác trong loạt bài này, những hiểu biết về hệ thống văn hóa xã hội trong tài liệu này sẽ giúp người cổ vũ cộng đồng xây dựng năng lực chuyên môn.

Đối với những người cổ vũ cải tạo xã hội, việc hiểu biết hệ thống đó hoạt động như thế nào và phản ứng như thế nào trước những thay đổi là rất quan trọng. Cũng giống như một kĩ sư (nhà khoa học vật lí ứng dụng) phải biết máy móc vận hành thế nào, người động viên cộng đồng (nhà khoa học xã hội ứng dụng) phải biết một cộng đồng hoạt động như thế nào.

7. Các Phương Diện Văn Hóa:

Văn hóa (hay sự tổ chức xã hội) có rất nhiều phương diện. Giống như các phương diện chiều dài, chiều rộng, chiều cao hay thời gian, các phương diện văn hóa có thể thay đổi về kích thước và lan tỏa ra toàn bộ. Sáu phương diện được đưa ra ở đây là một bộ lô gic và đầy đủ về toàn bộ hệ thống giá trị và hành vi được lưu truyền lại của con người.

Các phương diện văn hóa bao gồm:

  1. Khoa học kĩ thuật,
  2. Kinh Tế,
  3. Chính Trị,
  4. Thể chế,
  5. Thẩm mĩ, và
  6. Niềm tin tín ngưỡng

Bạn không thể nhìn nhận một phương diện văn hóa như khi nhìn một cá thể bởi vì mỗi một cá thể đều là một sự thể hiện của toàn bộ 6 phương diện này.

Để nhận thức xã hội, người cổ vũ phải có khả năng phân tích tất cả sáu phương diện này và mối tương quan giữa chúng, cho dù anh ấy/ cô ấy có thể chỉ nhìn thấy các cá thể chứ không phải các phương diện này.



Các phương diện văn hóa

8. Phương Diện Khoa Học Kĩ Thuật Của Văn Hóa

Phương diện kĩ thuật của văn hóa đó là tư bản sản xuất, công cụ sản xuất cũng như kĩ năng hay cách thức tương tác giữa con người và tự nhiên. Đó là giao diện giữa con người và tự nhiên.

Bạn hãy nhớ, không phải những tư liệu đó tạo nên phương diện kĩ thuật của văn hóa mà là những ý tưởng và hành vi lưu truyền lại đã cho phép con người chế tạo ra, sử dụng và truyền đạt lại cho những người khác.

Khi một nhà động viên cộng đồng khuyến khích cộng đồng xây dựng một nhà vệ sinh hay một giếng nước tức là một kĩ thuật mới được giới thiệu. Cái giếng đó cũng giống như các công cụ khác như là một cái búa hay một chiếc máy tính. Người thúc đẩy phải hiểu được những tác động của sự thay đổi kĩ thuật này lên các phương diện khác.

9. Phương Diện Kinh Tế Của Văn Hóa:

Phương diện kinh tế của văn hóa là những cách thức và phương tiện của sản xuất và phân phối những hàng hóa và dịch vụ khan hiếm và hữu ích, có thể là bằng tặng biếu, trả ơn, đổi hàng, trao đổi trên thị trường hay sự phân bổ của nhà nước.

Không phải là các vật hữu hình như tiền tệ làm nên phương diện kinh tế của văn hóa mà là những ý tưởng, giá trị và hành vi mang lại trị giá cho tiền tệ. Sự giàu có không chỉ được đo bằng tiền cũng giống như nghèo đói không có nghĩa là thiếu tiền vậy.

Khi một cộng đồng quyết định phân bổ nguồn nước trên cơ sở tỉ lệ ngang nhau cho mọi cư dân, hay dựa trên số tiền thanh toán cho mỗi thùng nước khi lấy tức là đã có hai hệ thống phân phối kinh tế khác nhau. Người cổ vũ cần khuyến khích cộng đồng lựa chọn những gì mình muốn nhưng phải phù hợp với những giá trị và thái độ phổ biến. (Một người động viên cộng đồng giỏi không bao giờ cố áp đặt ý kiến riêng của họ về phương pháp phân phối hiệu quả nhất. Tất cả các thành viên cộng đồng phải đi đến một kết luận thống nhất.

10. Phương Diện Chính Trị Của Văn Hóa:

Phương diện chính trị của văn hóa là tất cả những cách thức và phương tiện mà qua đó quyền lực và sự ra quyết sách được phân bổ. Nó không giống như hệ tư tưởng, một phần của phương diện giá trị. Nó bao gồm chứ không phải chỉ đơn thuần là hệ thống chính quyền và sự cai quản. Nó bao gồm cả cách thức mà một cộng đồng đưa ra quyết sách khi không có nhà lãnh đạo xuất chúng nào.

Người cổ vũ cộng đồng phải có khả năng xác định rõ những thành phần lãnh đạo khác nhau trong một cộng đồng. Một vài trong số họ có quyền lực dòng dõi cha truyền con nối, số khác có những phẩm chất được kính trọng.

Khi làm việc với một cộng đồng, người cổ vũ phải có khả năng phát triển hệ thống quyền lực và năng lực đưa ra các quyết sách hiện có để mang lại lợi ích cho toàn cộng đồng chứ không phải cho một vài cá nhân.

11. Phương Diện Thể Chế Của Văn Hóa:

Phương diện thể chế hay tổ chức xã hội của văn hóa bao gồm cách thức mà con người hành động và tương tác lẫn nhau. Nó bao gồm các thể chế tổ chức như hôn nhân, tình bạn, các vai trò như làm mẹ, làm cảnh sát, địa vị hay tầng lớp hoặc các kiểu hành vi của con người.

Người cổ vũ muốn đạt được thành công phải biết được đâu là những thể chế của địa phương, vai trò khác nhau của nữ giới và nam giới và các loại tương tác xã hội.

12. Phương Diện Giá Trị Thẩm Mĩ Của Văn Hóa:

Phương diện giá trị thẩm mĩ của văn hóa là hệ thống các ý niệm đôi khi mâu thuẫn, không thống nhất hay đối lập nhau của con người về tốt và xấu, xinh và xấu, đúng và sai. Đó là những biện hộ cho hành vi của con người.

Bất cứ khi nào người động viên cộng đồng muốn đưa ra một cách làm mới đều cần phải nghiên cứu kĩ hệ giá trị phổ biến trong cộng đồng cho dù nó có thể khác biệt hay đối lập.

13. Phương Diện Khái Niệm Tín Ngưỡng Của Văn Hóa:

Phương diện khái niệm tín ngưỡng của văn hóa là một hệ thống khác những ý niệm đôi khi mâu thuẫn nhau của con người về tự nhiên và vũ trụ, thế giới xung quanh, vai trò của con người, hệ nhân quả cũng như là bản chất của thời gian vật chất và hành vi.

Người cổ vũ cộng đồng phải ý thức được những tín ngưỡng phổ biến trong cộng đồng.

Để có thể xúc tác thành công cải tạo xã hội, người cổ vũ phải đưa ra những gợi ý và khuyến khích những hành động không xúc phạm đến những tín ngưỡng đó và phải phù hợp với cả những ý niệm và niềm tin đang tồn tại về cách thức hoạt động của vũ trụ.

14. Mỗi Phần Dù Rất Nhỏ Của Văn Hóa Đều Bao Gồm Tất Cả Các Phương Diện Này:

Điều quan trọng bạn cần nhớ đó là trong bất kì xã hội nào, cộng đồng nào, thể chế nào hay sự tương tác giữa các cá nhân đều có văn hóa. Tất cả đều được học từ khi con người được sinh ra.

Đứa trẻ vừa sinh ra cũng giống như các động vật khác, nhưng chỉ ngay sau đó nó đã bắt đầu tiếp thu văn hóa (chẳng hạn khi nó bắt đầu bú mẹ. Khi có sự tương tác với người khác, đứa trẻ bắt đầu quá trình làm người. (Nhiều người cho rằng quá trình nhân loại hóa là từ trong bụng mẹ). Quá trình học hỏi này một khi bắt đầu sẽ tiếp tục đến hết đời.

Nếu bạn ngừng học hỏi, bạn đã chết.

15. Sự Liên Kết Có Ý Nghĩa Thực Tế:

Đối với nhà cổ vũ xã hội hay bất cứ ai hoạt động trong lĩnh vực phát triển, điều quan trọng nhất là mối liên kết giữa các phương diện văn hóa này. Chúng có thể liên quan về mặt nhân quả hay chức năng. Kĩ thuật (đối lập với những ý niệm phổ biến) chẳng hạn, cả những công cụ và kĩ năng sử dụng chúng cũng là một phần của văn hóa như tín ngưỡng, ca múa và cách thức phân phối của cải.

Bất cứ sự thay đổi nào trong một phương diện văn hóa cũng tác động đến các phương diện khác. Nếu bạn muốn đưa ra một phương thức mới để phân bổ nguồn nước, bạn phải đưa ra những thể chế và cơ chế mới điều hành hệ thống. Học cách thức mới để làm việc gì đó là học cả những giá trị mới và nhận thức mới. Phớt lờ mối liên hệ qua lại giữa các phương diện này tức là bạn đang tự hủy hoại những nỗ lực của mình.

16. Sự Liên Kết Ảnh Hưởng Đến Thay Đổi Xã Hội:

Thay đổi một phương diện văn hóa không những đòi hỏi mà còn dẫn đến sự thay đổi các phương diện văn hóa khác.

Điều đó lí giải tại sao phải đánh giá tác động xã hội của tất cả các dự án dù lớn hay nhỏ.

17. Kết Luận, Tầm Quan Trọng Của Văn Hóa Trong Chuyển Dịch Xã Hội:

Mối tương quan giữa các phương diện văn hóa không phải quá dễ hay khó để suy đoán. Người cổ vũ phải nhận thức được sự tồn tại của chúng và không ngừng khuyến khích việc quan sát, phân tích, chia sẻ ý kiến, đọc tài liệu và tham gia các buổi thỉnh giảng hay hội thảo.

Thông qua làm việc cùng cộng đồng người cổ vũ có thể tìm hiểu kĩ hơn về văn hóa của họ và tương tác giữa các phương diện văn hóa đó.

––»«––

Tại Phiên Chợ:


Hình Ảnh Minh Họa 3; Tại Phiên Chợ

© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
Thiết kế web bởi Lourdes Sada
──»«──
Cập nhật lần cuối: 2012.01.14

 Trang chủ

  Trang bị sức mạnh cho cộng đồng