Tweet Ngôn ngữ khác:
'العربية / al-ʿarabīyah |
Bài phát biểu này được trình bày tại "Hội thảo Quốc Tế về Học Cách Hành Động: Bài Học từ Thực Nghiệm" năm 2004
|
Chia
sẻ một vài kinh nghiệm thực tế về
Phương
Pháp Hoạch Định Tán Dương Sự Tham Gia Đánh Giá Của Cộng Đồng
[PAPA]
Phương
pháp tán dương để làm việc với tinh thần hợp tác cùng các thành
viên cộng đồng
Tên tôi là Kamal Phuyal. Tôi đã tham gia vào lĩnh vực phát triển cộng đồng từ năm 1987. Tôi bắt đầu sự nghiệp của mình như là một thúc đẩy viên cộng đồng ở một làng hẻo lánh của Nepal. Kể từ đó tôi đã làm việc ở rất nhiều nơi trên đất nước Nepal với nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác nhau. Tôi tin vào nhu cầu được tham gia của cộng đồng và quyền lãnh đạo cuối cùng của họ đối với sự phát triển của cộng đồng. Do đó tôi đã học PRA, PLA và một số phương pháp tham gia khác để áp dụng vào công việc của mình từ những năm 1990. Trong 5 năm gần đây tôi đã ứng dụng phương pháp Hoạch Định Đề Cao Sự Tham Gia Của Cộng Đồng (PAPA). Phương pháp này tập trung khai thác các thế mạnh của cộng đồng để từ đó xây dựng những kế hoạch phát triển phù hợp. Tôi nhận ra rằng phương pháp này ngày càng tỏ rõ hiệu quả và trở thành một công cụ tốt để bạn sát cánh cùng cộng đồng trong các công việc hướng tới sự thay đổi. Sau đây tôi xin được chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm thực tế mà tôi đã thu nhận được.
1. PAPA: một phương pháp tán dương
1.1 PAPA là gì?
Phương pháp PaPa được khởi xướng tại Nepal sau năm 1999 và được sử dụng rộng rãi bởi nhiều tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên các tổ chức và cá nhân khác nhau dùng nó dưới những tên gọi khác nhau chẳng hạn như Phương Pháp Hoạch Định Có Tính Xây Dựng, Phương Pháp Hoạch Định Tán Dương, vv...Phương pháp này cũng có những giá trị tương đồng như phương pháp Appreciative Inquiry (tạm dịch Yêu Cầu Được Tán Dương).
Sự tập trung vào con người đã trở thành một thành phần căn bản của phương pháp này, nó cổ vũ cho sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển. Đó là quyền của cộng đồng được tự đánh giá tình hình và đưa ra những hoạch định phù hợp cho một tương lai tốt đẹp hơn. Những người dân địa phương đặc biệt là những người bị đẩy ra bên lề xã hội cần phải được trao quyền kiểm soát những quyết sách đối với sự phát triển tác động lên cuộc sống và điều kiện sống của họ. Để đạt được điều đó, những người đến từ ngoài cộng đồng phải lắng nghe họ, học tập từ họ và làm việc cùng với họ dưới vai trò giúp đỡ động viên. Do đó, phương pháp này cổ vũ cho sự tham gia với ý nghĩa là "các tổ chức phát triển hãy tham gia vào những vấn đề của người dân cũng như là những người dân hãy tham gia vào các chương trình mà các tổ chức này đưa ra.
Một đóng góp khác của phương pháp này đó là nó đánh giá cao tầm quan trọng của việc phát huy những thế mạnh nội tại của cộng đồng để mang đến sự phát triển bền vững. Nó không khuyến khích việc tập trung hoặc khởi xướng các cuộc thảo luận xung quanh vấn nạn của cộng đồng, bởi vì điều đó chỉ mang lại sự bối rối và tự ti cho người dân. Họ sẽ nghĩ: "Ồ, chúng ta có nhiều vấn đề quá, nhiều kho khăn quá", và do đó không biết bắt đầu quá trình tăng cường sức mạnh cộng đồng của mình như thế nào. Phương pháp PaPa luôn bắt đầu bằng việc chia sẻ về những thế mạnh hiện có, những câu chuyện thành công, sự sẵn có của các nguồn lực và kiến thức cũng như kinh nghiệm của địa phương. Nó sử dụng thuật ngữ "những lĩnh vực cần cải thiện" chứ không dùng từ vấn nạn.
Phương pháp này bao gồm những ý tưởng cơ bản dưới đây:
1.2 Quá trình PAPA
Tiến trình thực hiện PAPA như sau:
Về các giai đoạn thực hiện, phương pháp này theo sát các bước cơ bản của "chu trình dự án với sự tham gia của cộng đồng" được đề cập ở phụ lục 1. Chi tiết từng bước được miêu tả ở phụ lục 2.
1.3 Tại sao dùng phương pháp PAPA?
Các khía cạnh của PAPA mà tôi đã nhận ra qua quá trình thực nghiệm của mình ở nhiều cộng đồng khác nhau đó là:
1.4 Các công cụ được sử dụng
Rất nhiều công cụ được sử dụng để cổ vũ sự tham gia của cộng đồng, chủ yếu là PRA và PLA. Những công cụ này khuyến khích người dân thể hiện và chia sẻ thông tin, thúc đẩy thảo luận và phân tích. Phần lớn có sự hỗ trợ của các hình ảnh minh họa, với sự sáng tạo của người dân. Họ có thể sử dụng các vật liệu như sỏi đá, que cọc, cỏ, gỗ, lá cây và đất chứ không phải là giấy mực. Dân làng có thể run khi cầm một cái bút trong tay và khi viết đến lề giấy họ dừng lại. Các công cụ sau có thể được sử dụng:
(Xem phụ lục 4 để biết thêm chi tiết)
3. Nhà hoạt động PAPA
Người động viên cộng đồng có vai trò quan trọng đối với thành công của quá trình. Nhà hoạt động phải xúc tiến để làm cho quá trình này dễ dàng hơn và tạo ra một môi trường thu hút sự tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của những người vốn bị đẩy ra bên lề như những người không được đi học, những người ngại nói trước đám đông sẽ không xảy ra nếu người động viên không hành động đúng. Thành công của quá trình phụ thuộc vào những nhà hoạt động có thể đóng vai trò như chất xúc tác chứ không phải là kiểm soát toàn bộ quá trình. Họ phải kiên nhẫn, tôn trọng, cởi mở và tự phê bình, cũng như phải học cách để không làm gián đoạn hay chen ngang công việc của họ. Người động viên phải có những kĩ năng nhất định để tăng cường sự tham gia của cộng đồng (xem phụ lục 5 về mức độ tham gia vào hội thảo). Vấn đề đó là những kĩ năng gì?
Tôi nghĩ rằng sự hội tụ của các yếu tố này có vai trò quan trọng trong việc trở thành một nhà hoạt động cộng đồng tốt và có năng lực: đó là thái độ, tri thức, và kĩ năng. Trong đó thái độ có vai trò sống còn đối với sự thành công của quá trình thúc đẩy cộng đồng, chủ yếu là trong các hoạt động PAPA. Những phẩm chất cần có của một người động viên cộng đồng theo tôi đó là:
Thái độ | Suy nghĩ tích cực Niềm tin vào năng lực của cộng đồng, tất nhiên của cả những người bên lề xã hội. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác Tận tụy hết mình vì tiến bộ xã hội Nhạy cảm với vấn đề giới Tôn trọng văn hóa địa phương Cởi mở Thú vị với những thách thức và tình huống không mong đợi Thái độ học hỏi cao |
Tri thức | Hiểu biết toàn diện về phát triển Phương pháp ủng hộ cộng đồng tham gia Phương pháp dựa trên quyền cộng đồng Cấu trúc quyền lực xã hội Quản lí xung đột Quản lí dự án |
Kĩ năng | Giao tiếp/ lắng nghe Ngôn ngữ hình thể Các công cụ và biện pháp cổ vũ sự tham gia của cộng đồng Sự thúc đẩy nhóm Phân tích xã hội Nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng Đám phán Soạn thảo tài liệu Quản lí xung đột Lãnh đạo Sử dụng các bài thực hành, đóng kịch, trò chơi và tiếp sức Kĩ năng thúc đẩy |
Chúng ta mỗi người đều có những kinh nghiệm riêng trong lĩnh vực hoạt động của mình vì thế hãy chia sẻ để tìm cách phát huy chúng.
4. Thay lời kết
PAPA không phải là tất cả. Nó cũng có những giới hạn nhất định. Phương pháp này rất có hiệu quả trên quy mô nhỏ nhưng có thể khó sử dụng được cho vùng quy mô lớn.
PAPA không phải là một phép nhiệm màu tự nhiên mà có. Nó đã được phát triển trong suốt quá trình các nhà hoạt động làm việc tại các vùng nông thôn Nepal; tuy nhiên nó cũng được sử dụng cho các cộng đồng ở khu vực thành thị và trong nhiều tổ chức khác nhau.
PAPA dành cho cộng đồng, nhưng cộng đồng không dành cho phương pháp này.
Một người tốt mới có thể trở thành một người động viên cộng đồng giỏi. Giá trị của phương pháp PAPA do đó phải được thể hiện trong cuộc sống của cá nhân đó
Phụ lục 1: Chu trình dự án có sự tham gia của cộng đồng
Quá trình tiến hành PAPA là một phần của Chu trình dự án có sự tham gia của cộng đồng
So sánh với Chu trình động viên cộng đồng.
Phụ lục 2: Các bước thực hành PAPA
[Đánh giá tình hình] Tìm ra những mặt tốt và những vấn đề cần được cải thiện |
|
Thiết lập những giấc mơ về sự đổi thay |
|
Thiết kế các hoạt động cần thiết nhằm hiện thực hóa những ước mơ đó |
|
Xây dựng kế hoạch phát triển chi tiết |
|
Bản kế hoạch hành động chi tiết
[Mở rộng những cột này và chuyển đổi bảng sang chiều nằm ngang]
quá trình |
lĩnh vực |
Ngày | Nguyên vật liệu cần thiết |
|
Những khó khăn có thể gặp | Gợi ý giải quyết các khó khăn | ||
Cộng đồng | Chính quyền địa phương | Khác | ||||||
|
Phụ lục 3" Một vài ví dụ về các công cụ khuyến khích cộng đồng tham gia được sử dụng trong PAPA Bản đồ xã hội: Trong các xã hội dị thể, có rất nhiều giai tầng, sắc tộc, các nhóm kinh tế và xã hội khác nhau. Hiểu được những cách phân lớp đó trong cộng đồng theo sự phân bổ và tiếp cận các nguồn lực là rất quan trọng. Để có thể tiến hành các hoạt động phát triển nhằm nâng cao sức mạnh cho những người bị đẩy ra bên lề nhất thiết phải hiểu rõ cấu trúc xã hội của cộng đồng. Công cụ lập bản đồ xã hội rất hữu ích cho việc phân tích này. Hơn nữa, nó còn cung cấp nhiều thông tin khác như số hộ gia đình, tỉ lệ biết chữ, số gia súc... Trước tiên phải giới thiệu cho người dân về những mục tiêu của các hoạt động này. Sau đó khuyến khích dân làng lập bản đồ ngôi làng của họ. Người động viên cộng đồng có thể gợi ý vẽ cái gì trước. Sau đó người dân sẽ truyền tay nhau vẽ thêm các chi tiết. Bản vẽ có thể được thực hiện trên một mảnh đất, sử dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương. Điều này tạo sự hứng thú và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng. Cần nỗ lực không ngừng để thu hút cả phụ nữ và trẻ em cùng tham gia. Bản đồ nguồn lực: Công cụ này nhằm phát hiện các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng như đất đai, nguồn nước. Việc sử dụng các nguồn lực này như thế nào và sự tiếp cận chúng dành cho người nghèo cũng cần được phân tích. Bản đồ cũng chỉ ra thực trạng và chất lượng của các nguồn lực. Những bản đồ này giúp xác minh và kiểm kê các loại nguồn lực trong cộng đồng và tính chất của chúng trong các giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Quá trình lập bản đồ đảm bảo cân nhắc tất cả những khác biệt trong suốt buổi thảo luận của cộng đồng. Khảo sát cộng đồng: Đây là một cuộc khảo sát có hệ thống theo đó người dân quan sát, lắng nghe, tham vấn, và xác định các khu vực khác nhau, tìm kiếm các cơ hội và các vấn đề cần giải quyết. Những phát hiện này có thể được trình bày trên bản đồ xã hội hay biểu đồ khảo sát. Những người động viên đến từ bên ngoài cộng đồng cũng cần đi khắp ngôi làng để tìm hiểu về tình hình thực tế của địa phương. Họ có thể lập trước một danh sách những điều cần biết để tìm hiểu và chia sẻ cùng dân làng.Tốt nhất nên đi theo hình chữ U để có thể thảo luận và hiểu sâu sắc hơn về vùng đó. Xếp loại cặp: Công cụ này giúp xác minh các phân nhóm người dân trong vùng cũng như những chỉ tiêu, lựa chọn và ưu tiên. Lý do chủ yếu của ưu tiên xuất phát từ đó chứ không từ phân loại một chỉ têu. Nó giúp xác định thứ tự ưu tiên cho các lĩnh vực cần được cải thiện hay các dự án. Đối với cách xếp loại này các đối tượng được so sánh theo từng cặp và một cái được chọn ra cùng với lí do tại sao. Cách xếp loại và ghi điểm trong lược đồ theo hàng ngang và các mục theo hàng dọc, sau đó người dân sẽ điền vào các ô. Phụ lục 4: Tình hình giai tầng trong cấu trúc xã hội ở Nepal
Phụ lục 5: Mức độ tham gia trong các cuộc thảo luận cộng đồng
Ghi chú cuối:
Xem: Chia sẻ hạnh phúc bằng phương pháp PRA của Kamal Phuyal
──»«──© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
──»«── |
Trang chủ |
Trang bị sức mạnh cho cộng đồng |