CHIA SẺ HẠNH PHÚC THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP PRA
Nepal
Viết bởi Kamal Phuyal
Dịch bởi Thu Dương
|
|
"Người
học không mấy khi chú trọng vào nội dung bài học. Thay vào đó, họ
tập trung quan sát hành vi của người dạy và xem chúng có phù hợp
với những gì mà họ giảng dạy không. Hơn nữa, người học cũng
sẽ vận dụng những gì được học vào thực tế nếu họ được
khuyến khích bởi chính sự thực hành của người dạy". (Mr.
Uttam Dhakhwa, Diễn Đàn Chia Sẻ Về Đời Sống Tinh Thần và Sự Phát
Triển).
Tại
sao phải sử dụng phương pháp PRA? Rất nhiều diễn đàn, hội thảo
đã đề cập đến vấn đề này. Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi
cho rằng có 3 nhân tố chính cấu thành PRA đó là: thái độ và hành
vi, nhận thức hay tầm nhìn và quá trình rèn luyện hay kĩ năng. Nhân
tố thứ ba là rất rõ ràng và nhấn mạnh đến việc làm thế nào
để sử dụng các công cụ PRA. Do đó nhiều người cho rằng phần
lớn thời gian tập huấn đều chú trọng vào nhân tố này. Viêc tập
huấn bắt đầu bằng lược sử về PRA và kết thúc bằng cách thức
áp dụng các công cụ PRA.
Nhân
tố thứ nhất đề cập đến vấn đề ai cần sử dụng PRA? Đâu
là những phẩm chất của một người thực hành PRA. Nhân tố thứ
hai nhấn mạnh tại sao cần sử dụng PRA mà không phải là các phương
pháp khác. Những giá trị của PRA là gì? Tương tự như vậy, nhân
tố thứ ba tập trung vào làm thế nào để sử dụng hiệu quả các
công cụ PRA, quá trình ứng dụng chúng ra sao?
Sự
tham gia của cộng đồng phụ thuộc vào chính thái độ của những
người thúc đẩy.
Sự Phát Triển Có Nghĩa Là Sự Chia Sẻ Hạnh Phúc
Một
đồng nghiệp của tôi có nói với tôi rằng sự phát triển có nghĩa
là chia sẻ hạnh phúc và biện luận bằng rất nhiều trường hợp
mà anh ta đã gặp. Tôi thực sự thích thú với ý tưởng đó.
Tôi
đã có dịp tham quan rất nhiều dự án phát triển, có cái trị giá
hàng triệu rupi, có cái chỉ vài nghìn. Một lần tôi đến một làng
gần cạnh Pokhara cách Kathmandu khoảng 200 km. Chúng tôi tổ chức cho
người dân cùng tham gia đánh giá một dự án cung cấp nước sạch
và thực sự có một khoảng thời gian vui vẻ ở đó. Chúng tôi chia
sẻ mọi việc cùng với dân làng và họ rất hạnh phúc với sự có
mặt của chúng tôi. Về mặt tài chính, đó là một dự án nhỏ. Cơ
quan quản lí cấp nước địa phương và một tổ chức của Nhật
Bản phối hợp thực hiện dự án. Nó tiêu tốn hết khoảng 35 nghìn
rupi. Một người phụ nữ chia sẻ với chúng tôi:
Chị
A Didi đến làm việc tại làng tôi. Chúng tôi chẳng thiết tha gì với
chị ấy suốt một thời gian dài, thậm chí còn bảo chị ấy nên
trở về đi vì chúng tôi đã có những kinh nghiệm cay đắng với những
người làm công việc này trước đó. Nhưng cô ấy đã không về mà
còn dành rất nhiều đêm để suy nghĩ về những vấn đề nan giải
của chúng tôi. Cô ấy thật tốt. Cuối cùng chúng tôi trở nên yêu
quý cô ấy và chung sức cùng với cô ấy hoàn thành rất nhiều việc.
Bây giờ chúng tôi có những hợp tác xã riêng. Chúng tôi tham gia vào
các lớp xóa mù chữ. Chúng tôi rất hạnh phúc vì đã được làm
việc cùng với cô ấy, hoàn thành mọi việc một cách vui vẻ. Bây
giờ nhớ lại tôi vẫn thấy hào hứng. Chúng tôi yêu quý dự án này
và sẽ không bao giờ để nó tàn lụi để ghi nhớ khoảng thời gian
tuyệt vời đó.
Những
người dân làng thậm chí không thể phát âm chính xác tên của dự
án đó nhưng họ luôn nhắc đi nhắc lại về những gì họ đã làm
cùng với Bikase Didi, một nhà phát triển cộng đồng. Thật không may
mắn là chúng tôi không có dịp gặp gỡ cô ấy nhưng qua những gì
được nghe, chúng tôi thấy cô ấy rất hạnh phúc khi được làm việc
cùng với những phụ nữ nông thôn. Cô ấy luôn quan niệm rằng hạnh
phúc là được chia sẻ cùng người khác. Didi và những người dân
đã chia sẻ hạnh phúc với nhau khi thực hiện dự án này và sự chia
sẻ đó đã mang lại thành công. Dân làng không quan tâm đến số tiền
đầu tư vào hay số tiền mà dự án đã tiêu tốn. Trong suốt quá
trình đánh giá, họ luôn đề cập đến những niềm vui mà họ đã
trải nghiệm. Niềm hạnh phúc đó sẽ khuyến khích họ làm nhiều
việc khác. Họ có hợp tác xã, có ủy ban bảo quản và những nhóm
tiết kiệm giúp nhau. Họ nói: "Chúng tôi rất vui vì đã tham gia vào
tập thể, đã chia sẻ khó khăn cùng nhau và hưởng thụ thành quả
cùng nhau".
Một
tổ chức đa phương dành hẳn 1.5 triệu rupi cho một dự án cấp nước
cho một làng ở huyện Nuwakot, vùng phía bắc Kathmandu. Nhưng một ủy
ban phát triển của làng đó (chịu trách nhiệm khoảng 800 hộ gia đình)
chỉ nhận được 5 trăm nghìn rupi ngân sách năm. Mâu thuẫn giữa dân
làng và dự án nổ ra. Người dân không vui vẻ gì với dự án đó
dù vấn đề cấp nước cho những vùng xa đã được giải quyết.
Khi đánh giá dự án, họ nói rằng:
Dự
án sắp hoàn thành nhưng chúng tôi hầu như không thể nhận biết người
của dự án này. Họ thay đổi nhân viên dự án liên tục, chúng tôi
không bao giờ nhìn thấy họ lần thứ hai. Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ
rằng đây là dự án của chúng tôi. Chúng tôi có nghe nói họ đã
thành lập một đoàn công tác nhưng chẳng biết được đó là những
ai, chắc phải nằm trong số quan chức lãnh đạo. Những nhân viên
dự án cũng không có nơi làm việc hay nơi ở thường trú. Phần đông
số họ trở về trụ sở ở Kathmandu hay Trishuli sau khi tham quan dự
án. Một nhà thầu ở vùng lân cận đứng ra xây dựng dự án. Chúng
tôi cũng đã nói chuyện với nhân viên dự án và họ không mấy vui
vẻ.
Đã
nhiều năm dân làng được cấp nước từ một dòng suối gần đó
và mọi việc cứ tiếp tục như thế. Họ không hề được hỏi về
những mong muốn hay những suy nghĩ thực sự của họ. Tất cả được
lên kế hoạch và thực hiện bởi những "người ngoài", những người
chưa bao giờ đối mặt với các vấn đề như thiếu nước hay phải
sử dụng nước bẩn. Chúng tôi nhận thấy dự án này không thể là
công cụ để chia sẻ hạnh phúc. Khoảng cách giữa người dân và
dự án đã được nới rộng ngay từ khi nó được đưa ra. Những
nhân viên dự án chỉ coi đây là một phần công việc họ phải làm.
Họ nghĩ rằng họ đã đối xử tốt với những người dân làng khi
đã mang lại dự án này. Họ không sẵn sàng nói chuyện với người
dân, và như thế làm sao họ có thể chia sẻ hạnh phúc với dân làng.
Kinh
nghiệm đã cho chúng tôi thấy rất nhiều câu chuyện mà người dân
tự giác tham gia xây dựng các công trình như đền miếu, đường xá,
trường học. Họ làm tất cả những việc đó cứ như đang tổ chức
một lễ kỉ niệm vậy. Phân tích kĩ một chút bạn sẽ thấy động
lực của họ chính là nhu cầu chia sẻ hạnh phúc. Họ hát cùng nhau,
làm việc cùng nhau, tổ chức các bữa tiệc ăn uống cùng nhau, cùng
nhau vui cười khi hoàn thành công việc. Họ hạnh phúc khi cho đi hay
nhận được cái gì đó hay khi chia sẻ với nhau.
Một
tổ chức lớn đề nghị bạn tôi làm việc với họ. Cô ấy suy nghĩ
rất nhiều, tham khảo ý kiến người khác và cuối cùng từ chối
đề nghị đó. Cô ấy nói:
Tôi
không chắc là mình sẽ hạnh phúc ở một môi trường mới. Tôi đang
rất vui khi được làm việc với các bạn tôi ở đây, được chia
sẻ cùng họ. Tôi yêu thích công việc hiện tại. Họ đã đề nghị
tôi mức lương gấp đôi và cung cấp cho tôi mọi tiện nghi. Nhưng
tôi nghĩ mình sẽ mất đi hạnh phúc đang có.
Chia Sẻ Hạnh Phúc Bằng Phương Pháp PRA
Chúng
tôi chưa bao giờ thấy việc tập huấn PRA là tẻ nhạt. Gần đây
tôi có xem lại 60 bản báo cáo tập huấn PRA. Tôi tham khảo phần đánh
giá của người được tập huấn, phần thường được làm vào cuối
buổi. Tôi không thấy dù chỉ là một bản nói rằng PRA là tẻ nhạt.
Tôi thường thấy họ nhận xét rằng: "mười ngày tập huấn mà chỉ
như mười phút vậy", "việc này giống như một trò chơi", "chúng tôi
không hề thấy tẻ nhạt", "chúng tôi cười rất nhiều", "chúng tôi
chia sẻ rất nhiều" hay đại loại như thế. Những gì bạn học được
từ PRA, bạn cũng có thể học được từ các phương pháp khác. Tuy
nhiên theo kinh nghiệm của tôi, một trong những giá trị cơ bản của
PRA đó là tạo ra một môi trường để chia sẻ niềm vui. Người học
sẽ không cảm thấy ở đây có sự phân chia thứ bậc hay sự khác
biệt xã hội nào về điều kiện kinh tế, giới tính hay đẳng cấp.
Tất cả họ cùng cười, học và chia sẻ. Sự chia sẻ đó phát triển
mối liên hệ tình cảm giữa họ và đó là điều mà PRA làm được
cả trong khi tập huấn và cả ở ngoài đời sống cộng đồng.
Chẳng
hạn khi lập bản đồ, đầu tiên dân làng thường sử dụng các viên
đá hay que củi để định vị. Trong những phút đầu đó, họ luôn
nhớ là họ đang làm một bản đồ. Chẳng mấy chốc, họ quên đi
là họ đang chơi đùa cùng với những đồ vật đó. Rồi họ lại
trở về thực tế. Họ hò hét, nói chuyện cởi mở với nhau thậm
chí tức giận với nhau. Chứng kiến những cảnh tượng đó, tôi cảm
thấy rằng chỉ sau một vài phút là họ đã có thể thảo luận và
phân tích vấn đề một cách sôi nổi, đó cũng là lúc họ bắt đầu
chia sẻ niềm vui. Những người đứng ngoài do đó cũng hào hứng tham
gia, thậm chí là những người chưa từng biết chữ hay cả những
người vốn bị đẩy ra ngoài rìa xã hội và rất ít khi lên tiếng
trước cộng đồng. Chia sẻ niềm vui làm cho quá trình khuyến khích
cộng đồng tham gia trở nên dễ dàng. Một
nhà thúc đẩy PRA đã từng chia sẻ với tôi như thế.
PRA
nếu không có "chia sẻ niềm vui" thì sẽ rất tẻ nhạt và khô khan,
thậm chí là nguy hiểm. Có một vị chủ tịch ủy ban phát triển cộng
đồng của huyện Dhading, gần kề Kathmandu chia sẻ kinh nghiệm của
mình về PRA như sau:
"Một
nhóm hoạt động PRA đến làng chúng tôi dẫn đầu bởi 4 hay 5 người
mang vác nào là lều trại lương thực thực phẩm. Ngay khi đến, một
vài trong số họ thì đi tìm bắt gà còn một vài đi chặt cành cây
để chuẩn bị cắm trại vào buổi tối. Một số thanh niên thì đến
khu vực cấp nước chọc ghẹo các cô gái trong làng. Buổi tối họ
tổ chức một buổi tiệc lớn. Họ hát hò, nhảy múa và la hét tận
đến khi 2 gã trong số đó gây gổ với nhau vì uống say. Sáng hôm
sau họ tập hợp chừng 7 hay 8 người gì đó (gồm 3 người trong ngôi
nhà mà họ đã ở) và bắt đầu thực hành PRA.
Kiểu
thực hành PRA không có sự tham gia của đông đảo cộng đồng như
thế không phải là chia sẻ niềm vui mà là cướp đi niềm vui của
họ. Những hành động vì lợi ích cá nhân như thế còn làm hủy hoại
giá trị của phương pháp PRA.
Những
gì mà chúng ta đạt được nhờ PRA thì cũng có thể đạt được
nhờ những phương pháp khác. Có thể sử dụng nhiều biện pháp khác
nhau để tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Chúng ta cũng có
thể khuyến khích những người không biết chữ hay những người bị
đẩy ra ngoài rìa xã hội tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng
bằng các cách khác nhau. Nhưng vai trò của PRA là rất lớn và chỉ
có PRA mới tạo ra được một môi trường cho họ chia sẻ niềm vui.
Trong
một cuộc phân cấp giàu nghèo ở một làng của huyện Sindhupalchowk
phía đông bắc Kathmandu được tiến hành bởi chính những người
dân làng, họ đã xếp một ông lão nọ vào danh sách người nghèo
nhưng ông nhất định phản đối. Việc tranh cãi diễn ra khá lâu.
Mọi người cố đưa ra những bằng chứng chứng minh cho sự nghèo
của ông. Họ muốn giúp ông bởi mục tiêu của dự án này là các
chương trình hỗ trợ người nghèo. Ông lão thực sự rất nghèo, chẳng
có gì cả thậm chí ngày không đủ 2 bữa cơm. Nhưng ông nói: "Tôi
không có đủ thức ăn nhưng tôi hạnh phúc. Tôi là người hạnh phúc
nhất trong làng này. Mọi người đã bao giờ thấy tôi buồn phiền
bao giờ chưa? Như thế thì làm sao cho tôi là nghèo được?". Thế là
mọi người đành xếp ông vào hạng trung bình. Ông lão đó cũng chính
là người đầu tiên tham gia vào thậm chí là điều hành bất cứ
công việc tập thể nào của làng.
Chúng
tôi đã nói chuyện với ông ấy rất lâu và nhận ra rằng ông có
một nguồn hạnh phúc tự trong lòng. Tất cả dân làng đều cảm thấy
thiếu vắng nếu ông đi đâu đó vài ngày. Những người làm PRA ở
đây có thể cho rằng việc được đáp ứng những nhu cầu cơ bản
là quyền của con người và sự nghèo đói có thể sẽ là cản trở
lớn cho nỗ lực chia sẻ hạnh phúc. Tuy nhiên sự giàu có về vật
chất không thể so sánh được với sự giàu có về tinh thần và tình
cảm.
Tháng
trước chúng tôi có một cuộc hội thảo về sự phát triển và đời
sống tinh thần. Có người hỏi chúng tôi: "Thế nào gọi là trao quyền
cho những người đã bị đẩy ra ngoài rìa xã hội?" Họ sẽ chia sẻ
hạnh phúc với ai? Và đây là những kết luận được đưa ra sau buổi
thảo luận:
"Tất
nhiên chúng ta muốn sự công bằng chứ không phải sự bất công, chúng
ta không muốn sự bóc lột mà chúng ta muốn mang lại quyền lợi cho
những người bị tước đoạt. Vì thế chúng ta cần khuyến khích
những người bị xa lánh kì thị, những người bị tước đoạt đó
tham gia vào quá trình phát triển nâng cao đời sống cho chính họ.
Chúng ta cần lắng nghe những ý kiến tâm tư và nguyện vọng của
họ. Chúng ta phải là những người bạn đồng hành với họ trong
suốt quá trình trao quyền cho họ. Chúng ta cần làm thế không chỉ
bởi vì đó là nghĩa vụ mà còn vì điều đó sẽ giúp chúng ta hạnh
phúc. Chúng ta muốn chất lượng cuộc sống của họ tăng lên để
giảm đi sự bất công. Chúng ta cần tỏ rõ cho họ thấy chúng ta hạnh
phúc khi được là những người bạn của họ. Đó là cách mà chúng
ta chia sẻ hạnh phúc với họ. Một khi họ đã hiểu được những
mong muốn của chúng ta, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ niềm vui của họ
với chúng ta. Rõ ràng PRA có thể làm được rất nhiều trong việc
chia sẻ hạnh phúc với những nhóm người bị xô đẩy ra bên lề
xã hội ấy. PRA xóa bỏ mọi nghi thức xã hội và giúp chúng ta suy
nghĩ nhìn nhận vấn đề theo cách thức của họ.
Một
trong số những vị chủ tịch các ủy ban phát triển đã bày tỏ kinh
nghiệm của mình trong sử dụng PRA cho việc lên kế hoạch.
"
Trước khi có PRA, chúng tôi thường tập hợp nhu cầu của các thành
viên trong xóm. Những chiếc bàn của chúng tôi phải chịu đựng rất
nhiều vì ai cũng nuốn nhấn mạnh nhu cầu của mình bằng cách đập
tay xuống bàn. Tuy nhiên nhờ có việc xếp loại những nhu cầu đó
mà chiếc bàn không phải hứng chịu các cú đập đó nữa. Chúng tôi
cùng làm việc với nhau rất vui vẻ.
Theo
kinh nghiệm mà tôi có được, PRA giúp ta chia sẻ niềm vui với cộng
đồng và ngược lại, nhất là đối với những người bị tổn thương
hay bị đẩy ra rìa xã hội. Tôi tin rằng nếu chúng ta nghĩ đến những
mặt tích cực, thì chúng ta càng tiến gần đến sự phát triển. Nếu
chỉ nghĩ đến mặt tiêu cực, chúng ta sẽ bị kìm hãm. Không thể
có phát triển nếu chỉ nghĩ đến những mặt tiêu cực mà thôi.
Kamal Phuyal Nepal
Bài xã luận trình lên hội thảo IDS "Những Con Đường Dẫn Tới Sự Tham Gia"
––»«––
© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle Thiết kế web bởi Lourdes Sada
––»«–– Cập nhật lần cuối: 2012.01.17 |