NĂM NHÂN TỐ CỦA SỰ NGHÈO ĐÓI
Tiến sĩ Phil Bartle
Dịch bởi Thu Dương
Ghi chép hội thảo
Những nhân tố chủ đạo của nghèo đói là gì?
Nghèo Đói Là Một Vấn Nạn Xã Hội:
Rất
nhiều lần chúng ta cảm thấy mình thiếu tiền. Đó là vấn đề cá
nhân. Điều đó không giống với sự nghèo đói. Trong khi tiền được
coi là thước đo của sự giàu có, thiếu tiền tức là không giàu,
nhưng đó không phải là vấn nạn nghèo đói. Xem "Những
Nguyên Lí."
Nghèo
đói được coi là một vấn nạn xã hội bởi vì đó là một vết
thương ăn sâu vào mọi phương diện của đời sống
văn
hóa và
xã
hội.
Nó bao gồm sự nghèo nàn của tất cả các thành viên trong cộng đồng.
Nó bao gồm sự thiếu thốn các dịch vụ như giáo dục, y tế, thị
trường; các cơ sở vật chất cộng đồng như nước, vệ sinh, đường,
giao thông và thông tin liên lạc. Hơn nữa, đó còn là sự nghèo nàn
về tinh thần làm cho người ta càng lún sâu vào sự tuyệt vọng, bất
lực, thờ ơ và nhút nhát. Sự nghèo đói nhất là các nhân tố cấu
thành nó và giải pháp vượt qua nó đều mang tính xã hội.
Bạn
sẽ hiểu được rằng chúng ta không thể xóa được vấn nạn này
bằng cách loại bỏ đi những triệu chứng của nó mà phải tấn công
vào những nhân tố tạo nên nó. Tài liệu này liệt kê 5 nhân tố
chính của đói nghèo.
Việc
đơn thuần chuyển giao các nguồn viện trợ dù là đến tận tay các
nạn nhân của đói nghèo thì cũng không thể xóa hay giảm vấn nạn
này. Nó chỉ tạm thời xóa bỏ những triệu chứng của căn bệnh
mà thôi. Đó không phải là giải pháp lâu dài. Là vấn nạn mang tính
xã hội, đói nghèo cần những giải pháp có tính xã hội. Giải pháp
đó là sự xóa bỏ có ý thức, triệt để, cương quyết các nhân
tố của đói nghèo.
Nhân
Tố, Nguyên Nhân và Lịch Sử:
Một
nhân tố không nhất thiết là một nguyên nhân. Nguyên nhân được
coi là cái dẫn đến sự hình thành của vấn đề còn nhân tố bao
hàm cả những gì góp phần vào sự tồn tại kéo dài của vấn đề.
Xét
trên toàn thế giới, nghèo đói có thể có rất nhiều nguyên nhân
lịch sử như chủ nghĩa thuộc địa, nô lệ, chiến tranh và xâm lược.
Có một sự khác biệt rất cơ bản giữa những nguyên nhân này với
những nhân tố kéo dài sự tồn tại của nghèo đói. Đó chính là
những gì mà chúng ta hôm nay có thể làm để giải quyết vấn nạn
này. Chúng ta không thể thay đổi lịch sử nhưng chúng ta có thể tác
động vào những nhân tố làm nên thực trạng dai dẳng liên miên của
đói nghèo.
Chúng
ta biết có những quốc gia châu Âu trải qua các cuộc đại chiến
thế giới I và II đã trở nên kiệt quệ và hoàn toàn phải sống
nhờ vào các nguồn viện trợ. Nhưng chỉ sau vài thế kỉ, họ đã
tự vươn lên tăng trưởng cả về thu nhập quốc dân và trở nên
những cường quốc giàu mạnh, hiện đại. Chúng ta cũng biết có những
quốc gia dù được rót hàng tỷ đô la tiền viện trợ vẫn nguyên
là những nước kém phát triển nhất hành tinh. Tại sao vậy? Bởi
vì chúng ta đã không tấn công trực diện vào những nhân tố của
đói nghèo mà chỉ tập trung vào các triệu chứng của căn bệnh. Ở
góc độ quốc gia, thu nhập quốc dân thấp không phải là đói nghèo
mà chỉ là triệu chứng của nó mà thôi.
Các
nhân tố của đói
nghèo (xét
ở góc độ là một vấn nạn mang tính xã hội) đó là
sự
thiếu hiểu biết, bệnh
tật, sự
thờ ơ, sự
thiếu trung thực
và sự
phụ thuộc,
và chúng được xem xét một cách đơn giản như là những điều kiện
duy trì đói nghèo. Hoàn
toàn không có những giảng giải đạo lí được đưa ra ở đây. Chúng
không phải là tốt hay xấu, đơn giản chúng tồn tại như thế. Quyết
tâm xóa đói nghèo là của một tập thể người (cộng đồng và xã
hội), bởi vậy cần phải khách quan khi quan sát, xác định các nhân
tố cũng như khi tiến hành những hành động nhằm
xóa đói nghèo.
Năm
nhân tố chính này còn giúp ta xác minh những nhân tố thứ cấp như
là thiếu hụt thị trường, cơ sở vật chất nghèo nàn, lãnh đạo
yếu kém, thất nghiệp, thiếu kĩ năng và vốn cũng như là việc thường
xuyên vắng mặt...Tất cả đều là các vấn đề xã hội, mỗi cái
có thể được gây ra bởi một hay một vài nhân tố chính trên. Tất
cả đều góp phần duy trì đói nghèo liên miên và việc xóa bỏ chúng
là sống còn trong xóa đói nghèo.
Hãy
xem xét sơ bộ năm nhân tố chính.
Sự
thiếu hiểu biết:
Sự
thiếu hiểu biết ở đây được hiểu là sự thiếu thông tin và kiến
thức. Đó không phải là sự ngu dốt (stupidity: sự thiếu thông minh)
và cũng không phải là sự ngu dại (foolishness: thiếu khôn ngoan). Người
ta rất dễ nhầm lẫn và dùng lung tung các thuật ngữ này.
Chúng
ta có câu ngạn ngữ rằng "Tri thức là sức mạnh". Thật đáng buồn
là có những người chỉ muốn giữ tri thức cho riêng họ (để đạt
được những lợi thế không công bằng cho mình), và cản trở những
người khác trong việc đạt được tri thức. Bởi vậy, bạn không
nên tin rằng khi bạn truyền đạt kiến thức hay kĩ năng cho một ai
đó, chúng sẽ được phổ biến cho những thành viên khác trong cộng
đồng.
Điều
quan trọng là bạn phải xác định xem những thông tin nào bị thiếu
hụt. Rất nhiều nhà hoạch định và những người có tầm nhìn muốn
giúp đỡ cộng đồng trở nên mạnh hơn cho rằng giáo dục là giải
pháp. Nhưng giáo dục là rất rộng trong khi có những thông tin thực
sự không quan trọng lắm đối với mỗi trường hợp cụ thể. Chẳng
hạn như những người nông dân thì không cần biết về vở kịch
Romeo và Juliet của Shakespeare nhưng họ rất cần thông tin về những
loại hạt giống nào có thể nảy mầm và sống sót trên những mảnh
đất của họ.
Việc
phổ biến các tài liệu trao quyền cho cộng đồng này cũng bao hàm
sự truyền đạt thông tin. Không giống như việc giáo dục chung chung
với những nguyên nhân nhất định trong chọn lựa nội dung truyền
đạt, những thông tin cung cấp ở đây là nhằm tăng cường sức mạnh
cộng đồng chứ không nhằm khai sáng những hiểu biết chung.
Bệnh
Tật:
Khi
một cộng đồng có tỷ lệ bệnh tật cao, sự thiếu vắng lao động
cao, năng suất giảm sút và sẽ có ít của cải được tạo ra. Ngoài
sự khổ cực, đau buồn và chết chóc, bệnh tật còn là một nhân
tố chính của sự nghèo đói. Sự khỏe mạnh không chỉ giúp các cá
nhân mà còn góp phần xóa đói nghèo.
Cũng
như trong bất kì tình huống nào, phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh.
Đó là nguyên tắc căn bản của y tế sơ cấp. Nền kinh tế cũng sẽ
trở nên mạnh hơn với lực lượng dân số khỏe. Để nâng cao sức
khỏe góp phần xóa đói nghèo việc giúp người dân tiếp cận nguồn
nước uống sạch và an toàn, sự di chuyển các cơ sở vệ sinh dịch
tễ ra khỏi nguồn cung cấp nước cũng như kiến thức về vệ sinh
và phòng bệnh thậm chí còn mang lại hiệu quả lớn hơn là cung cấp
bác sỹ, cơ sở y tế và thuốc men, những giải pháp chữa trị tốn
kém.
Nên
nhớ rằng chúng ta quan tâm đến các nhân tố chứ không phải nguyên
nhân. Việc lao phổi được lây nhiễm từ những thương nhân người
nước ngoài hay do nội phát là không quan trọng. Việc vi rút
HIV và
hội chứng AIDS là một kế hoạch tấn công bằng vũ khí sinh học
hay là do lây truyền từ những con khỉ cũng không phải vấn đề đáng
quan tâm. Chúng có thể là nguyên nhân thật sự nhưng biết được
nguyên nhân thôi sẽ không giúp loại bỏ đại dịch. Chỉ khi biết
được các nhân tố thì chúng ta mới có thể hành động để ngăn
ngừa và giữ vệ sinh tốt hơn nhằm hướng đến mục tiêu xóa bỏ
tận gốc căn bệnh.
Chúng
ta hiểu rằng việc tiếp cận chăm sóc y tế là vấn đề về quyền
con người, quyền được giảm thiểu đau đớn và nâng cao chất lượng
cuộc sống. Đó là tất cả những yếu tố làm nên một lực lượng
dân số khỏe. Điều cần bàn luận ở đây là đói nghèo không chỉ
thể hiện bằng tỉ lệ tử vong và tình trạng bệnh dịch cao mà còn
cả những hậu quả chúng gây ra và dân số khỏe giúp xóa đói nghèo.
Sự
thờ ơ:
Sự
thờ ơ tức khi họ không quan tâm hoặc họ cảm thấy bất lực, không
muốn thay đổi dù là sửa chữa sai lầm hay cải thiện điều kiện
hiện tại.
Đôi
khi con người cảm thấy họ không thể đạt được điều gì đó.
Họ ghen tuông với những ai nỗ lực để đạt được nó và tìm mọi
cách để làm cho người khác cũng nghèo như họ. Thờ ơ nối tiếp
thờ ơ.
Đôi
khi sự thờ ơ được bào chữa bởi niềm tin tôn giáo: "Hãy chấp
nhận những gì bạn có bởi vì Chúa đã quyết định số phận của
bạn". Thuyết định mệnh đó có thể là một cái cớ nguy hiểm. Khi
ta tin rằng Chúa tạo ra số phận, chúng ta cũng phải tin rằng Người
chỉ giúp ai biết cách tự giúp mình. Người Nga có một câu ngạn
ngữ rằng "Hãy vừa cầu chúa vừa tự cáng đáng công việc của mình"
để diễn tả tư tưởng đó.
Chúng
ta được ban tặng rất nhiều khả năng: để lựa chọn, hợp tác
và tổ chức cải thiện đời sống của mình. Chúng ta không nên viện
vào những lời dạy đó mà không hành động vì việc đó chẳng khác
gì một sự nguyền rủa. Chúng ta tụng ca Chúa và phải biết phát
huy những tài năng mà Người đã ban cho ta.
Trong
cuộc chiến xóa đói nghèo người động viên cộng đồng cần khuyến
khích và tán dương để cộng đồng muốn và biết làm thế nào để
tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của họ.
Sự
thiếu trung thực:
Khi
các nguồn lực được huy động cho dự án được rót vào túi một
người có quyền lực thì đó không chỉ là vấn đề quyền lợi mà
còn là vấn đề đạo lý. Trong chuỗi tài liệu này, chúng ta không
bàn đến tốt hay xấu mà chỉ muốn chỉ ra rằng gian lận là một
trong những nguyên nhân của đói nghèo. Giá trị nguồn lực khi bị
đánh cắp vào tay một vài người sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với
những gì mà nó có thể mang lại cho toàn cộng đồng.
Số
tiền bị tham ô, biển thủ không thể chỉ tương đương với lượng
giá trị của cải thấp hơn mà cộng đồng nhận được.Các nhà kinh
tế học đã cho chúng ta biết về hiệu ứng cấp số nhân. Khi ta đầu
tư nhằm sản sinh ra của cải mới, những hiệu quả tích cực mang
lại cho nền kinh tế lớn hơn rất nhiều so với lượng của cải
tạo ra. Khi tiền đầu tư bị rút ruột, lượng của cải cộng đồng
bị mất sẽ lớn hơn nhiều những gì kẻ tham ô đạt được. Khi
một quan chức chính phủ nhận hối lộ 100 đô la, lượng giá trị
cộng đồng mất đi là 400 đô la.
Đôi
khi thật mỉa mai là chúng ta căm ghét một tên trộm vặt lấy cắp
một món đồ vài đô la ngoài chợ trong khi một quan chức có thể
ăn cắp hàng nghìn đô la của quỹ công, tương đương với cộng đồng
mất đi bốn trăm nghìn đô la. Chúng ta ngưỡng mộ sự giàu có của
họ và ca tụng họ vì đã giúp đỡ những người thân thuộc và hàng
xóm trong khi người trộm vặt kia phải nhờ cảnh sát mới khỏi bị
đánh cho đến chết.
Những
kẻ trộm có chức quyền là một trong những nguyên nhân chính của
đói nghèo trong khi người trộm vặt lại chính là nạn nhân của sự
nghèo đói quay quắt gây ra bởi những kẻ chức quyền kia. Nếu chúng
ta vinh danh những kẻ gây ra những thiệt hại lớn và chỉ trừng phạt
những người thực ra lại là nạn nhân ấy, thái độ lệch lạc của
chúng ta vô hình chung đã duy trì đói nghèo. Khi số tiền bị đánh
cắp được gửi vào một nhà băng ngoại quốc thì nó sẽ chỉ làm
giàu thêm cho ngân hàng nước ngoài đó mà thôi.
Sự
phụ thuộc:
Sự
phụ thuộc bắt nguồn từ việc cộng đồng chỉ được coi như là
bên tiếp nhận viện trợ. Trong ngắn hạn, viện trợ rất quan trọng
với sự sống còn của cộng đồng nhưng trong dài hạn, viện trợ
chỉ dẫn họ đến cái chết và tất nhiên sự nghèo đói liên miên.
Người
ta tin rằng khi một người, một cộng đồng quá nghèo đến nỗi họ
không thể tự giúp chính mình và phải phụ thuộc vào sự gúp đỡ
của người khác là tất yếu. Thái độ đó, niềm tin đó là nhân
tố bào chữa lớn nhất duy trì những điều kiện tồn tại cho sự
phụ thuộc.
Trong
trang web này có rất nhiều tài liệu bàn về sự phụ thuộc. Xem: Sự
Phụ Thuộc,
và
Giải
Phóng Các Nguồn Lực.
Bàn về phương pháp kể chuyện để truyền đạt những nguyên lí
cơ bản của phát triển, câu chuyện
Mohammed
và Sợi Dây Thừng được
coi là một ví dụ minh họa tuyệt nhất cho nguyên lí Trợ giúp phát
triển không nên là viện trợ làm cộng đồng yếu đi mà phải là
trao quyền nhằm tăng cường sức mạnh cho cộng đồng.
Phương
pháp trao quyền là một sự thay thế của viện trợ, nhằm cung cấp
sự hỗ trợ tài chính và đào tạo cho các cộng đồng thu nhập thấp
để họ tự xác định những nguồn lực nội tại và quản lí sự
phát triển của chính cộng đồng họ. Nhưng nếu cộng đồng chưa
ý thức được điều đó, trường hợp thường xuyên xảy ra khi một
dự án nhằm thúc đẩy tự chủ được đưa ra là những người tiếp
nhận dự án này sẽ chỉ hi vọng và tin rằng dự án sẽ cung cấp
cho họ các nguồn lực cần thiết và sẽ xây dựng cho họ những cơ
sở vật chất dịch vụ họ cần.
Trong
số năm nhân tố của nghèo đói, hội chứng phụ thuộc là điều
mà người động viên cộng đồng thường quan tâm nhiều nhất
Kết
Luận:
Năm
nhân tố trên không tách rời khỏi nhau. Bệnh tật dẫn đến sự thiếu
hiểu biết và sự thờ ơ. Sự thiếu trung thực dẫn đến bệnh tật
và phụ thuộc, vv...
Trong
bất kì quá trình cải biến xã hội nào, chúng ta luôn luôn được
khuyến khích hãy "tư duy toàn cầu và hành động địa phương". Năm
nhân tố của đói nghèo là phổ biến và ăn sâu vào trong các giá
trị và tục lệ văn hóa. Do vậy, sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng chỉ
một cá nhân thôi thì chúng ta chẳng thể làm gì để giải quyết
vấn nạn này.
Không
bao giờ tuyệt vọng. Nếu mỗi cá nhân dù ở hoàn cảnh nào đều
cam kết đấu tranh với các nhân tố trên, khi tổng hợp lại kết
quả và hiệu quả cấp số nhân những hành động của chúng ta thì
mục tiêu cuối cùng xóa đói nghèo sẽ hoàn toàn khả thi.
Những
tài liệu đào tạo trên trang này nhằm xóa đói nghèo trên hai mặt
trận: (1) xóa đói nghèo ở cấp cộng đồng bằng cách thúc đẩy
các nhóm cộng đồng liên kết lại và (2) xóa đói nghèo cho cá nhân
bằng việc tạo ra nhiều của cải hơn nhờ phát triển các doanh nghiệp
nhỏ.
Là
người động viên cộng đồng, bạn có vai trò quan trọng trong việc
tác động lên năm nhân tố chủ chốt này. Thông qua việc động viên
và tập huấn xóa đói nghèo, bạn có thể giữ vững sự liêm chính
của mình, ngăn cản tham nhũng và khuyến khích mọi người tham gia
đấu tranh chống lại các nhân tố của đói nghèo trên tiến trình
hành động của riêng họ và dưới sự hướng dẫn của bạn.
Năm
nhân tố chính của
đói
nghèo (một
vấn nạn xã hội) bao gồm: Sự
thiếu hiểu biết, bệnh
tật, sự
thờ ơ, sự
thiếu trung thực
và
sự
phụ thuộc.
Năm
nhân tố chính này còn giúp ta xác minh những nhân tố thứ cấp như
là thiếu hụt thị trường, cơ sở vật chất nghèo nàn, lãnh đạo
yếu kém, thất nghiệp, thiếu kĩ năng và vốn cũng như là việc thường
xuyên vắng mặt trong công việc cùng nhiều nhân tố khác nữa.
Giải
pháp cho vấn nạn xã hội này cũng phải mang tính xã hội: loại bỏ
các nhân tố của đói nghèo.
––»«––
Ý Thức Cộng Đồng; Vệ Sinh Và Sức Khỏe
© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle Thiết kế web bởi Lourdes Sada
──»«── Cập nhật lần cuối: 2012.01.14
|