Trang Chủ
 Từ Khóa


Dịch:

Akan
العربية /  س
العربية /  ش
العربية /  ص
Bahasa Indonesia
Català
Deutsch
Ελληνικά
English
Español
Ewe
Filipino/Tagalog
Français
Galego
हिन्दी /   स
हिन्दी /   ष
हिन्दी /   श
Italiano
日本語 /   ち
日本語 /   さ
日本語 /   し
日本語 /   す
日本語 /   せ
日本語 /   そ
Kiswahili
بهاس ملايو / Melayu
Nederlands
Português
Română
Русский  / с
Русский  / ц
Русский  / ч
Русский  / ш
Русский  / щ
ไทย   / ซ
ไทย   / ศ
ไทย   / ษ
ไทย  / ส
Srpski  / s
Srpski  / š
Tiếng Việt
Türkçe / s
Türkçe / ş
اردو  / ﺚ
اردو  / س
اردو  / ش
اردو  / ص
Yoruba

                           

Trang Khác:

Từ Khóa

Sociology

Học Phần

Sơ Đồ Trang

Liên Hệ

Tài Liệu Hữu Ích

Đường Dẫn Hữu Ích


Links to words that begin with:

  A   B   C   D   E   G   H   I   K   L   M   N   O   P   Q   R   S   T   U   V   X   Y


Từ khóa that begin with the letter S

bởi Phil Bartle

Phiên dịch bởi So Ta, Duong Vu


 

SỰ ĐÓNG GÓP

Một vài người sẽ nhầm lẫn với sự tham gia và đóng góp. Vài người khi mà họ nghe đến cụm từ, tham gia cộng đồng, chỉ nghĩ đó là sự đóng góp cho cộng đồng. Họ chỉ nghĩ đó là lao động chung mà các thành viên sẽ đưa vào dự án.

Thật không may là có một vài trường hợp ở quá khú nơi mà các thành viên trong cộng đồng được đối xử như nô lệ hay là nông nô và ép buộc phải tham gia lao động ( hay những điều khác như đất trồng, thức ăn). Theo phương pháp được thúc đẩy trong sổ tay khá là trai ngược. Sự tham gia ở đây có nghĩa là tham gia quyết định, không chỉ đơn thuần là tham gia những nguồn lực. Xem ở Sự đóng góp của cộng đồng.

 বাংলা : সম্প্রদান ,  Català: contribució ,  Deutsch: beitrag ,  English: contribution ,  Español: contribución ,  Euskera: ekarpena ,  Filipino/Tagalog: kontribusyon ,  Français: contribution ,  Galego: contribución ,  Italiano: contributo,  Kiswahili: mchango ,  Malay: sumbangan ,  Română: contributi ,  Tiên Việt: sự đóng góp ,  中文 (Zhōngwén): 贡献


 

SỰ GÓP PHẦN CHO CỘNG ĐỒNG

Khi chúng ta chỉ ra rằng tham gia vào cộng đồng không phải cũng giống như góp phần vào cộng đồng ( mặc dù vài giả thuyết cho là sai), chúng ta cũng nên lưu ý vì hai điều này cũng rất cần thiết.

Trong khi tham gia vào cộng đồng có nghĩa là quyết định tham gia vào những hoạt động của cơ sở cộng đồng hay trung tâm, còn sự đóng góp vào cộng đồng thì cần thiết cho việc đảm bảo rằng thành viên trong cộng đồng cảm thấy là họ làm chủ được dự án hay họ có đầu tư vào nó chứ không phải chỉ là nhận được nó.

Chúng ta khuyến cáo rằng ít nhất 50% đầu vào của các công trình dự án của cộng đồng mà chúng ta hỗ trợ phải xuất phát từ chính cộng đồng đó. Đầu tiền, có vẻ như sẽ có một chút lo lắng và thất vọng từ nhiều thành viên trong cộng đồng. Sau đó chúng ta chỉ ra rằng góp phần lao động chung một mình phải có tính công bằng và nếu họ đã làm thì họ sẽ cảm thấy ngạc nhiên với giá trị mà đã góp vào cho cộng đồng.

Chúng ta cũng chỉ ra rằng thời gian trải qua cho các thành viên cộng đồng, đặc biệt là những người ở vị trí uỷ ban điều hành, quyết định và lên kế hoạch cho dự án, là những đón góp về hành chính và kỹ năng quản lý, thời gian và lao động. Những lao động chung nên được tính công bằng. Hơn thế nữa, chúng ta cũng nêu ra giá trị của sự đóng góp cát và bùn đất, thường được đánh giá thấp và cũng nên được công nhận với những chi tiêu công bằng như thu nhập đầu vào của cộng đồng.


 

SỰ KHEN NGỢI / LỄ KỶ NIỆM

Sự tán dương là một thừa nhận vui vẻ của một sự kiên, thường thì điều đó thay đổi địa vị của một người hay điều gì đó. Lễ kỷ niệm là một buổi tiệc của mọi người.

Với người động viên, sự khen ngợi hay một lễ kỷ niệm cho việc hoàn thành một dự án của cộng đồng là một yếu tố quan trọng của sự uỷ quyền cộng đồng, nơi cộng đồng sẽ công khai thừa nhận sự tham gia thành công vào tự giúp đỡ.

Đó cũng là một cơ hội để bắt đầu một sự khởi đầu mới, một quá trình vận động khác.

Xem ở Quá trình động viên. Xem Sự khen ngợi / Lễ kỷ niệm.

العربيّة: الاحتفال , বাংলা : উদ্‌যাপন , Català: celebració , Deutsch: feier , Ελληνικά: Εορτασμός , English: celebration , Español: celebración , Euskera: ospakizuna , Filipino/Tagalog: pagdiriwang , Français: célébration , Galego: celebración , Italiano: celebrazione, 日本語: お祝い , Kiswahili: sherehe , Malay: keraian , Português: comemoração , Română: celebrare , Pyccкий: празднование , Tiên Việt: sự khen ngợi , ردو: جشن , 中文 (Zhōngwén): 庆祝


 

SỰ KHÔI PHỤC LẠI CƠ SỞ CỦA CỘNG ĐỒNG

Rehabilitation ( tạm dịch là khôi phục lại) trong ngữ cảnh này được hiểu theo vậy lý ( sinh vật), hồi phục cảm xúc hay tinh thần ( sự khôi phục ) của một con người mà họ bị tât do sự mất đi của sinh lý, cảm xúc hay tinh thần.

Nơi của sự hồi phục là cơ sở của cộng đồng, khi đó quyết định được tạo ra và trách nhiệm đến sự khôi phục của những mất mác của cá nhân là thuộc quyền của cộng đồng và đừng nên xuất phát từ bên ngoài cộng đồng.


 

SỰ NGHÈO ĐÓI

Sự nghèo đói

Nghèo đói còn hơn là sự thiếu tiền và thu nhập, nhiều hơn là sự thiếu hụt các phương tiện và dịch vụ như nước, đường xá, giáo dục hay bệnh viện. Đó là kết quả của việc " sự đói nghèo của tinh thần" tức là hoàn cảnh của sự thất vọng, sự thờ ơ của những nguồn lực có sẵn, sự lệ thuộc vào những điều khác, kém tự tin, sự chán nản, thiếu kỹ năng, thiếu sự trung thực, thiếu liêm chính và thiếu những tổ chức bền vữngvà có hiệu quả; nói ngắn gọn hơn là thiếu sự quản lý tốt và chặt chẻ.  Xem ở Những yếu tố của sự nghèo đói.

Nghèo đói là vấn đề của xã hội và kêu gọi các giái pháp xã hội; sự nghèo đói không chỉ đơn thuần là thiếu thu nhập giữa các thành viên cá nhân. Nghèo đói cũng có thể giảm bớt bằng việc tổ chức và hướng dẫn cho người nghèo hướng tới sự tự giúp đỡ mình và trở nên mạnh mẽ hơn (sự uỷ quyền) như là kết quả của việc tham gia đối mặt và đấu tranh với những thử thách. Do đó, việc loại bỏ nghèo đói được gọi là sự cải thiện vững chắc trong việc quản lý.

বাংলা : দরিদ্রতা, Deutsch: Armut,  Ελληνικά: φτώχεια, English: poverty, Español: pobreza, Euskera: txirotasuna, Filipino/Tagalog: Kahirapan, Français: pauvreté, Galego: pobreza, Italiano: povertà, 日本語: 貧困, Malay: kemiskinan, Português: pobreza, Română: saracie, Somali: faqri, Tiên Việt: sự nghèo đói


 

SỰ NHIỆT TÌNH

Đôi khi ta gọi đó là lòng nhiệt tình cho xã hội, như một từ của Hy Lạp: anima ( tạm dịch là cuộc sống, linh hồn, lửa, sự tự vận động). Để khuyến khích hay động viên một cộng đồng sao cho nó có thể tự mình vận động, tự mình sống, tự mình phát triển.

Đôi khi nó cũng được sử dụng như một điều thay thế cho sự động viên giúp đỡ. Sự nhiệt tình có nghĩ là liên kết và vận động cộng đồng để làm điều mà nó ( như sự đoàn kết) muốn làm.

Phương pháp luận quyền cộng đồng đem lại lòng nhiệt huyết xã hội tiến thêm một bước xa hơn, sử dụng các phương pháp quản lý huấn luyện để nâng cao năng lực của cộng đồng, hoặc nó dựa trên các tổ chức, để tự nó quyết định, lập kế hoạch và quản lý phát triển . Nó hướng dẫn các thành viên cộng đồng và các nhà lãnh đạo những kỹ thuật quản lý để đảm bảo rằng cộng đồng có thể tự kiểm soát được sự phát triển của nó.

Nó cũng khuyến khích và hướng dẫn chó các quan chức chính phủ, chính quyền địa phương và lãnh đạo cộng đồng để từ bỏ vai trò của việc cung cấp các phương tiện và dịch vụ. Họ cần tìm hiểu về việc tạo điều kiện cho cộng đồng để xác nhận những nguồn lực và đảm bảo các hoạt động trong việc cung cấp và duy trì những phương tiện và dịch vụ trong khu định cư của họ.

العربيّة: تنشيط, বাংলা : অনুপ্রেরণা, Català: animació, Deutsch: animation, Ελληνικά: εμψυχωση, English: animation, Español: animación social, Euskera: animazioa, فارسی: فعالیت, Filipino/Tagalog: pagbibigay-buhay panlipunan, Français: animation sociale, Galego: animación, हिन्दी: एनिमेशन, Italiano: animazione, 日本語: 活発化, 社会活発化, Kiswahili: ramsa. Malay: animasi, Português: animação, animação social, Română: animare, Tiên Việt: sự nhiệt tình, 中文 (Zhōngwén): 激励


 

SỰ PHÁT TRIỂN

Nhiều người giải định rằng sự phát triển nghĩa là sự gia tăng số lượng, tuy nhiên đặc tính chủ yếu của nó là sự thay đổi .

Phát triển là lớn lên và lớn có nghĩa nhiều hơn là làm cho lớn ra; nó cũng có nghĩa là trở nên phức tạp hơn và mạnh hơn.

Khi một cộng đồng phát triển, nó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và phức tạp hơn.

Nó trải qua sự thay đổi của xã hội.

Xem ở "Văn Hoá". Nhà kinh tế học có thể hiểu được sự phát triển như chỉ là sự gia tăng giàu có hay thu nhập ( tuyệt đối hay tính trên đâu người); và với một nhà kỹ sư có thể hiểu sự phát triển là khả năng tốt kiểm soát năng lực và nhiều công cụ tinh vi và mạnh mẽ.

Tuy nhiên, còn với một người động viên, đó chỉ là hai trong sáu yếu tố văn hoá của cộng đồng đang thay đổi. Sự phát triển nghĩa là xã hội thay đổi trong 6 yếu tố văn hoá: kỹ thuật, kinh tế, chính trị, tương tác, tư tưởng và cái nhìn ra thế giới.

Xem ở Sự phát triển của cộng đồng.

বাংলা : উন্নয়ন, Català: desenvolupament, Deutsch: Entwicklung, Ελληνικά: αναπτυξη, English: development, Español: desarrollo, Euskera: garapena, Filipino/Tagalog: kalinangan, Français: développement, Galego: desenvolvemento, Italiano: sviluppo, 日本語: 発展, Malay: pembangunan, Português: desenvolvimento, Română: dezvoltare, Somali: horumarka, Tiên Việt: sự phát triển 中文 (Zhōngwén): 发展


 

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐỒNG

Khi cộng đồng phát triển, nó lớn lên. Xem ở từ Phát triểnNó không có nghĩa cần thiết là làm cho to lớn thêm hay giàu có. Điều này có nghĩa là việc phức tạp hơn và mạnh hơn.

Cộng đồng không phát triển do người động viên giúp đỡ hơn là một bông hoa đang mọc cao hơn bởi ai đó kéo dài ra. Một cộng đồng ( như cơ quan xã hội) sẽ tự nò phát triển. Một người động viên chỉ có thể khuyến khích, cổ vũ và hướng dẫn các thành viên của cộng đồng.

Một vài người giả thuyết rằng sự phát triển của cộng đồng đơn giản chỉ là làm giàu –– tăng bình quân đầu người giàu có hay có thu nhập. Điều này có thể, nhưng ta cần nhiều hơn nữa.

Đó là sự thay đổi của xã hội, nơi cộng đồng trở nên phức tạp hơn, thêm nhiều cơ quan, gia tăng những quyền lực thay đổi chất lượng các tổ chức này.

Phát triển có nghĩa là lớn lên trong sự phức tạp của 6 yếu tố văn hoá.  Nó khác với sự uỷ quyền trong cộng đồng là nó có nghĩa lớn lên vững mạnh hơn. Mặc dù hai điều này khác nhau bởi định nghĩa nhưng theo khía cạnh khác chúng có liên kết với nhau.


 

SỰ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỘNG ĐỒNG

Sự quản lý đào tạo cộng đồng nhắm tới sự xoá đói giảm nghèo, tăng cường cho những cộng đồng có mức thu nhập thấp trong kế hoạch và quản lý của việc sắp xếp những điều kiện và dịch vụ chung cho con người, các công trình, vận hành và bào trì của họ. Điều nàu hướng dẫn cho hoạt động không chỉ là sự chuyển giao kỹ năng hay là đưa thông tin cá nhân.

Đào tạo hoặc hướng dẫn, như là một phương pháp cho việc tăng cường cho những cộng đồng có mức thu nhập thấp, cho việc xoá đói giảm nghèo, cho việc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, cho việc hỗ trợ thực tế đến sự dân chủ hoá và sự phân quyền, cũng chỉ là truyền tải thông tinhay kỹ năng cho học viên. Nó còn bao gồm sự vận độngtổ chức. Đây là sự huấn luyện không truyền thống.

Sự nghi thức hoá và sự thể chế hoá của loai hình huấn luyện này mang lại sự nguy hiểm cho việc làm giảm đi đợt huấn luyện, cho việc nhấn mạnh những kỹ năng chuyển sang thành sự khích lệ, sự động viên và khía cạnh tổ chức của việc huấn luyện.

Quản lý đào tạo trong tinh thần là phát triển cho việc tăng cường cho hiệu quả của sự quản lý cao cấp hay trung cấp trong tạo lợi nhuận cho cơ quan, công ty.

Nó có thể thay đổi ở đây và hợp nhất lại với những kỹ thuật của công đoàn tổ chức, cho sự hỗ trợ động viên và tăng cường năng lực cho cộng đồng thu nhập thấp đến với nhau, giúp đỡ lẫn nhau cho việc thay đổi phát triển xã hội.


 

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

Sự tham gia của cộng đồng nói xa hơn là sự góp lao động hay cung cấp; nó tham gia vào việc quyết định để cho dự án cho cộng đồng, lập ra kế hoạch, thực hiện nó, quản lý, theo dõi và kiểm soát nó. Nó khác với sự góp phần cho cộng đồng.

Sự nhiệt tình xã hội thúc đẩy các hoạt động mang mục tiêu cộng đồng,với cái nhìn tới cộng đồng cùng trách nhiệm nhiều hơn cho sự phát triển của nó, bắt đầu với quyết định về dự án nào được thục hiện và khuyến khích những nguồn động viên và tổ chức hoạt động.

Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng nhắm tơi việc đảm bảo rằng quyết định này ảnh hưởng tới cộng đồng ma được đồng ý bởi tất cả ( không phải một vài) thành viên cộng đồng ( không phải cơ quan bên ngoài).

Trong phương pháp này, sự tham gia của cộng đồng được khuyến khích cho việc giúp đỡ cộng đồng trở nên có trách nhiệm hơn với những hoạt động nếu họ đầu tư bằng nguốn vốn của họ. Chúngta cũng khuyến khích chính phủ và nhà tài trợ từ bên ngoài thảo luận về hoạt động của họ với toàn thể cộng đồng, đây là sự tham khảo cộng đồng.

Sự tham gia của cộng đồng ở đây không nên được sử dụng như tương tự với sự đóng góp cho cộng đồng hay cuộc tham khảo cộng đồng (như là việc nhầm lẫn khi làm do nhiều cơ quan giúp đỡ); sự tham gia ở đây có nghĩa là tham gia trong việc quyết định, kiểm soát và phối hợp.


 

SỰ THIẾU HIỂU BIẾT

Một trong năm những yếu tố chính còn lại của sự nghèo đóisự thiếu hiểu biết.Đối với nhiều người khác, từ "ignorant" ( tạm dịch là ngu dốt) là một sự lăng mạ, sỉ nhục. Nghĩa đơn giản ở đây chỉ là một vài người không có điều gì đó; không có gì phải xấu hổ cả.

Mặc dù ta biết rằng sự thiếu hiểu biết và sự ngu dốt là khác biệt nhau. Người lớn vẫn có thể học nhưng đừng đối xử với họ như là đứa trẻ hay là kẻ bề dưới, nếu không bạn sẽ ngăn chặn lại con đường học của họ.

Sự thiếu hiểu biết có nghĩa là không biết về điều gì đó, còn sự ngu dốt có nghĩa là không có khả năng để học về điều gì đó và sự khờ khạo có nghĩa là làm hay không làm điều gì đó khi ai đó biết rõ hơn. Sự thiếu hiểu biết, sự ngu dốt và sự khờ khạo là những điều hoàn toàn khác biết.

العربيّة: جهل, বাংলা : অজ্ঞতা, Deutsch: Unwissenheit, Ελληνικά: αγνοια, English: ignorance, Español: ignorancia, Euskera: ezjakintasuna, Filipino/Tagalog: kamangmangan, Français: ignorance, Galego: ignorancia, Italiano: ignoranza, 日本語: 無知識, Malay: ketidaktahuan, Português: ignorância, Română: ignoranta, Somali: jaahilnimo, Tiên Việt: sự thiếu hiểu biết, 中文 (Zhōngwén): 无知


 

SỰ THỜ Ơ

Sự thờ ơ hay tính lãnh đạm là một trong năm yếu tố chính của sự nghèo đói và sự lệ thuộc.

Điều này đôi khi có liên quan với những triết lý về định mệnh.  Tuy vậy, " Cầu nguyện Chúa nhưng cũng phải chèo thuyền vào bờ", một câu tục ngữcủa nước Nga, chứng tỏ rằng ta nằm trong tay Chúa nhưng chúng ta cũng có trách nhiệm tự giúp cho bản thân mình.

Chúng ta được tạo ra với nhiều khả năng: lựa chọn, hợp tác, tổ chức trong việc nâng cấp chất lượng cuộc sống của ta; chúng ta không nên để những ý tưởng, ý kiến của mình dựa theo Chúa hay Thánh Allah nhưng một cái cớ để không làm gì hết.

العربيّة: العربيّة, বাংলা : উদাসীনতা, Català: apatia, Deutsch: Apathie, Ελληνικά: απαθεια, English: apathy, Español: apatía, Euskera: apatia, Filipino/Tagalog: pagsasawalang bahala, Français: apathie, Galego: apatía, Italiano: apatia, 日本語: 無関心, Kiswahili: usugu, Malay: apati, Português: apatia, Română: apatie, Somali: naceyb, Tiên Việt: sự thờ ơ, 中文 (Zhōngwén): 态度冷淡


 

SỰ TỨC GIẬN

Một cảm xúc nguy hiểm nhất trong công việc của chúng ta là sự nóng giận –– làm thế nào để ta có thể đối phó với nó.  Là một con người, chúng ta có những cảm xúc khác nhau và sự nóng giận chỉ là một trong những cảm xúc ấy. Điều đó ổn khi ta nóng giận vì đó là một phần của con người. Chúng ta không nên cảm thấy tội lỗi hay trở nên bối rối khi chúng ta có cảm giác giận dỗi điều gì. Bản thân của sự nóng giận là tính cách tự nhiên của con người. Chúng ta cần chấp nhận nó khi chúng ta tức giận điều gì đó.

Tuy nhiên, hành động của ta khi nóng giận có thể ảnh hưởng đến công việc của mình, cho dù ta là những người động viên cộng đồng, những tình nguyện viên hay là người quản lý. Khi một khách hàng, một người tình nguyện, nhân viên hay là một thành viên trong cộng đồng phạm lỗi, đặc biệt là người có ảnh hưởng đến những dự án của chúng ta, chẳng hạn như chúng ta có khuynh hướng để bộc lộ sự tức giận của mình nhưng vào thời điểm đó ta nên bình tĩnh và kiềm chế sự tức giận của mình.

Khi chúng ta nhìn thấy ai đó phạm lỗi mà ảnh hưởng đến kết quả như dự định, chúng ta cần phải chấp nhận rằng lỗi đó khiến chúng ta cảm thấy giận dữ và trách nhiệm của chúng ta lúc đó là đối phó với nó. Hành động tốt nhất ngay lúc đó là đi bộ hay đi dạo đâu đó. Nếu không đủ thời gian, chúng ta nên vào ít nhất một phòng khác mà không có thể hiện sự giận dữ, và để cho chúng nó lắng dịu lại, ngoài hình ảnh của những người làm cho chúng ta tức giận.

Sau đó, khi chúng ta đã kiểm soát được cơn giận dữ của mình, chúng ta có thể giải quyết với những điều hay sự việc mà châm ngòi cho cơn giận dữ của bạn một cách hiệu quả hơn. Nếu đó là lỗi của khách hàng, tình nguyện viên, nhân viên hay thành viên trong cộng đồng, chúng ta có thể hành động như được miêu tả trong phần từ khoá, Mistake_ Phạm lỗi.Hành động đó có thể chỉ hiệu quả nếu như chúng ta cam đoan rằng chúng ta thực hiện nó khi cơn giận đã lắng dịu, bình tĩnh và tự chủ.

العربيّة:غضب, বাংলা : রাগ, Català: ira, Deutsch: wut, Ελληνικά: Θυμός, English: anger, ire, choler, Español: Ira, Euskera: Haserrea, Filipino/Tagalog: galit, Français: colère, Galego: anoxo, Italiano: collera, 日本語: 怒り, Kiswahili: hasira, Malay: Kemarahan, Português: ira, Română: furie, Tiên Việt: sự tức giận, తెలుగు: ఆవేశము, 中文 (Zhōngwén): 怒气


 

SỰ UỶ QUYỀN CỘNG ĐỒNG / QUYỀN CỘNG ĐỒNG

Để gia tăng năng lực của cộng đồng cũng là gia tăng khả năng tự mình làm một điều gì đó .

Nó cần nhiều hơn hay chỉ là thêm vài dịch vụ và phương tiện công cộng như đường xá, vệ sinh, nước, điều kiện đến trường và chăm sóc sức khoẻ.

Nó cũng có nghĩa là gia tăng khả năng và súc mạnh. Có nghĩa là thêm nhiều kỹ năng, tự tin hơn và tổ chức hiệu quả hơn. Nó không thể chỉ tính bằng những tổ chức từ thiện hay quyên góp nguồn vốn từ bên ngoài. Nó có thể dễ dàng hơn thông qua những hoạt động như các dự án cộng đồng, nhưng chỉ khi nào tất cả các thành viên trong cộng đồng cùng nhau tham gia từ đầu, để quyết định hoạt đồng của cộng đồng, xác nhận những nguồn lực tiềm ẩn từ bên trong cộng đồng và phát triển những ý thức sỡ hữu và trách nhiệm của các điều kiện chung từ đầu cho đến khi kết thúc.

Trong khi sự dân chủ hoá đang gia tăng có thể được giúp đỡ bởi Chính Phủ đã phát triển một số luật cho quyền lực cho cộng đồng, khả năng của nó được tận dụng những quyết định hợp pháp mà nó phụ thuộc vào những khả năng thực hành của nó, hay khả năng quyết định về sữ phát triển của chính nó, xác định rõ tương lai của mình. Quyền lực, sức mạnh, năng lực, khả năng, sự uỷ quyền.

Sự phát triển cộng đồng mang ý nghĩa lớn mạnh trong sự phức tạp của 6 yếu tố văn hoá.  Nó khác biệt từ sự uỷ quyền của cộng đồng mà phát triển mạnh hơn. Mặc dù hai điều này khác biệt về định nghĩa, nhưng xét theo một khía cạnh khác nó có liêm kết với nhau.


 

SUSTAINABILITY

Từ " sustainability" ( tạm dịch là sự phát triển bền vững ) quan trọng cho việc hỗ trợ phát triển. ( Từ này không được tìm thấy ở nhiều cuốn từ điển). Nó đề cập đến "khả năng" của điều gì đó được " duy trì" ( xúc tiến, tiếp tục ) sau khi hỗ trợ bên ngoài rút lui. Đối với cộng đồng, việc xây dựng nguồn cung cấp nước, tu sửa, don dẹp và sử dụng máy bơm sau khi được xây dựng, là cả một niềm ao ước

Đối với nhà tài trợ từ bên ngoài, nó là sự tiếp tục các công trình dự án hay hiệu suất của nó sau khi họ rút lui. Còn đối với bạn, một người vận động, nó sẽ là sự tiếp tục của việc đẩy mạnh quá trình phát triển xã hội của cộng đồng. Với những nhà môi trường học và sinh thái học, "sustainability" yêu cầu hoạt động có thể duy trì ( như sinh vật học ) bởi môi trường vật chất mà nguồn lực không thể tái tạo không được tận dụng hết.

 العربيّة الاستمرارية,    Deutsch: Nachhaltigkeit, die nachhaltigkeit,    Ελληνικά: Bιωσιμότητα,    English: sustainability,    Español: sostenimiento,    Filipino/Tagalog: maipapatuloy,    Français: durabilité,    Galego: sostentabilidade,    हिन्दी (Hindi): निरंतरता,    Italiano: sostenibilita,    Kiswahili: udhibiti,    Română: dezvoltare durabila,    Português: sustentabilidade,    اردو (Urdu): سسٹينيبِلٹ, سسٹينيبِلٹی",    Tiên Việt: sustainability,    中文 / Zhōngwén: 持续性



 
──»«──
Nếu bạn tìm được từ liên quan đến sự uỷ quyền cộng đồng và nó cần được thảo luận, xin mời bạn viết ra.
Trang web này được lưu trữ thông qua mạng cộng đồng Vancouver (VCN)
Nếu bạn sử dung lại tài liệu của trang này xin hãy ghi rõ tên tác giả
và nối đường dẫn đến www.cec.vcn.bc.ca

© Quyền tác giả: Phil Bartle
 Thiết kế web bởi Lourdes Sada
──»«──
Last update: 2015.10.10

 Trang chủ