Tweet Ngôn ngữ khác:
'العربية / al-ʿarabīyah |
GIẢI PHÓNG CÁC NGUỒN LỰCTiễn sĩ Phil BartleDịch bởi Thu DươngTài liệu tham khảoTóm tắt: Việc đơn thuần cung cấp các nguồn lực cần thiết cho cộng đồng làm cho cộng đồng ngày càng phụ thuộc vào bên ngoài. Để phát triển bền vững, xóa được đói nghèo và tăng cường sự tự chủ của cộng đồng đòi hỏi cộng đồng đó phải phát huy được những nguồn lực nội tại của mình. Cộng đồng có thể chấp nhận những sự hỗ trợ từ bên ngoài nhưng không thể phụ thuộc hoàn toàn vào những sự hỗ trợ đó. Mỗi cộng đồng đều có những nguồn lực riêng nhưng thường không bộc lộ ra; nhiệm vụ trước tiên là phải xác định và sử dụng được những nguồn lực đó. Giới thiệu: Mục tiêu của chúng ta là phát triển bền vững, xóa đói nghèo và tăng cường sự tự chủ của những cộng đồng thu nhập thấp. Chúng ta thực sự muốn giúp đỡ họ. Nhưng sự giúp đỡ đó có thể rất nguy hại, nó có thể làm gia tăng đói nghèo, sự trì trệ và phụ thuộc. Những gì ta cần làm là phải hiểu được bản chất của sự nghèo đói và sự phát triển để có thể cung cấp cho họ những sự hỗ trợ đúng đắn giúp xóa bỏ tình trạng nghèo đói và phụ thuộc. Nghèo Đói Không Mang Tính Tuyệt Đối: Không có cộng đồng nào là nghèo đói hoàn toàn. Một khi có người sinh sống trong cộng đồng thì sẽ có những nguồn lực nhất định giúp họ tồn tại. Nếu đó chỉ là một khu vực địa lí chẳng có ai sinh sống thì không thể gọi là cộng đồng được. Không có cộng đồng sinh sống nào là nghèo đói hoàn toàn. "Vâng, nhưng còn việc họ không có giầy dép, quần áo, nước sạch, suy dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ tử vong cao, mù chữ, bệnh tật, ngu muội, bất hòa và thiếu thốn các cơ sở vật chất? Họ cần sự giúp đỡ". Đúng vậy họ thực sự cần, nhưng nếu chúng ta chú trọng đến phát triển bền vững thì chúng ta phải rất cẩn trọng khi xem xét bản chất của sự giúp đỡ đó. Mỗi cộng đồng đều có những nguồn lực riêng. Điều quan trọng là bạn phải ghi nhớ rằng mỗi cộng đồng đều có những nguồn lực nội tại riêng. Nếu chúng ta muốn tăng cường sức mạnh cho cộng đồng đó thì trước hết chúng ta phải giải phóng được những nguồn lực đó. Nếu chúng ta muốn hỗ trợ họ, thì sự hỗ trợ đó phải làm cho họ trở nên mạnh mẽ chứ không phải ngày càng èo uột. Nếu chúng ta cứ đổ mọi nguồn lực họ cần vào mà không sử dụng những nguồn lực nội tại của họ thì sẽ chỉ góp phần làm suy nhược cộng đồng đó mà thôi. Điều đó sẽ chỉ làm gia tăng sự phụ thuộc và kéo dài vòng nghèo đói luẩn quẩn. Nguồn Lực Là Gì? Nguồn lực là bất cứ hàng hóa hay dịch vụ nào có tính khan hiếm và tính hữu dụng tương đối; tóm lại là chúng có giá trị hay được coi là của cải. Nhưng không phải mọi thứ của cải đều là nguồn lực, nguồn lực phải là thứ có thể sử dụng như là những yếu tố đầu vào để sản sinh những thành quả mong muốn. Đó là nguyên vật liệu của các hoạt động sản xuất, còn đối với cộng đồng đó là các yếu tố đầu vào cho một dự án cộng đồng. Nguồn lực cho một dự án cộng đồng thường được biết đến nhiều nhất đó chính là tiền; Tiền là hình thức có tính thanh khoản cao nhất của nguồn lực vì nó có thể được sử dụng để mua hay thuê các nguồn lực thực khác như hàng hóa hay dịch vụ. Tiền là khan hiếm, nhưng các cộng đồng nghèo có thể tìm kiếm những nguồn lực phi tiền tệ và chuyển đổi chúng thành tiền hay thành những yếu tố đầu vào cần thiết cho dự án. Nguồn lực cộng đồng phải bao gồm cả những nguồn lực phi tiền tệ đó. Hãy xem xét những nguồn lực cần thiết cho một dự án ưu tiên của cộng đồng. Nó cần có đất, một nơi để đặt dự án. Nó cần có các công cụ và phương tiện để tiến hành. Nó cần có nguyên vật liệu để có thể biến thành những thành quả, cần sức người hay năng lượng vật lí như sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời để tạo ra sự chuyển đổi đó. Một dạng khác của nguồn nhân lực đó là yếu tố tinh thần, trí tuệ trong lập kế hoạch, theo dõi giám sát, đưa ra các quyết sách, quản lí và viết báo cáo. Tất cả đều là những nguồn lực cần thiết và có thể được cung cấp bởi chính cộng đồng. Điều quan trọng là không được đánh giá thấp những nguồn lực phi tiền tệ đó, mà phải đánh giá xác thực giá trị tiền tệ của chúng (bao gồm cả thời gian và công sức của ủy ban tiến hành dự án và ủy ban lãnh đạo cộng đồng). Các thành viên cộng đồng thường có xu hướng đánh giá thấp các giá trị đó, và nhiệm vụ của một người động viên cộng đồng như bạn là phải đảm bảo được sự đánh giá đúng đắn của họ. Các Nguồn Lực Bên Ngoài: Có hai nguồn lực chính đến từ bên ngoài cộng đồng đó là: chính phủ và các tổ chức hỗ trợ. Các nguồn lực chính phủ bao gồm chi tiêu thường xuyên và chi tiêu ngân sách tài khóa của chính quyền trung ương và địa phương nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ và các nguồn ngân sách chuyển giao cho cộng đồng.Điều quan trọng là việc phân bổ nguồn lực này phải tham khảo trước ý kiến của cộng đồng. Những quyết sách đưa ra bởi các quan chức trung ương hay địa phương mà không có sự tham gia của cộng đồng thì cũng mang lại những kết quả tai hại như là viện trợ vậy. Chúng chỉ làm gia tăng sự thờ ơ, phụ thuộc và nghèo đói. Là những người động viên cộng đồng, bạn cũng không thể kiểm soát được quá trình đưa ra các quyết sách đó, tuy nhiên bạn có thể tác động qua 2 cách sau: (1) khuyến khích và hỗ trợ các quan chức lãnh đạo đối thoại với người dân (vai trò trung gian này sẽ được đề cập dưới đây); (2) ủng hộ các chính sách phát triển cộng đồng có thể tạo ra được một môi trường mà ở đó các cấp chính quyền thực hiện các dự án nhằm đáp lại những khuyến nghị và các vấn đề ưu tiên giải quyết của cộng đồng địa phương. Các cơ quan hỗ trợ có nhiều hình thức khác nhau. Với một cộng đồng bất kì, cơ quan phổ biến nhất là các tổ chức phi chính phủ quốc tế và quốc gia (tài trợ bởi một tổ chức quốc tế). (NGO là thuật ngữ tắt của các tổ chức phi chính phủ (TCPCP); thường ám chỉ các tổ chức tình nguyện và phi lợi nhuận). Các tổ chức ngoài cộng đồng khác có thể là nhà thờ hay các ban thế tục, các dự án song phương hay đa phương . Sự gia tăng các nguồn lực hỗ trợ quốc tế đòi hỏi sự tham gia của cộng đồng và kêu gọi sự phát triển bền vững. Xin được nhắc lại là bạn có thể trở thành một nhà trung gian, nhất là khi các cơ quan quốc tế thường không dễ gì nắm bắt được các điều kiện thực tế của địa phương và các cơ hội để trao quyền cho cộng đồng thông qua việc giúp cộng đồng tham gia đưa ra các quyết sách đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng. Nghịch lí của viện trợ: "Giúp đỡ người nghèo" gần như đã trở thành một giá trị của toàn nhân loại, một phần trong hệ thống niềm tin tôn giáo trên thế giới. Sự hỗ trợ của chính phủ cho các khu vực kinh tế suy thoái, sự hỗ trợ của các nước giàu hay sự hỗ trợ dành cho người khuyết tật và người kém may mắn, đó đều là những biểu hiện của giá trị cao quý đó. Tuy nhiên sự giúp đỡ đó không đồng nghĩa với việc họ sẽ vượt qua đói nghèo. Nghịch lí là ở chỗ đó. Cung cấp sự hỗ trợ cho các cá nhân có thể làm trầm trọng thêm vấn nạn nghèo đói của xã hội. Tại sao vậy? Cho một người ăn xin sẽ khiến anh ta tin chắc rằng ăn xin là giải pháp để kiếm sống. Tương tự như vậy, sự hỗ trợ các cộng đồng thu nhập thấp sẽ khiến họ tin rằng tiếp nhận các khoản viện trợ là quyền của họ để trang trải cuộc sống. Chúng ta hãy xem xét những động lực của việc bố thí cho người ăn xin. Người cho mang lại lợi ích gì và góp phần vào sự tồn tại dai dẳng của hủ tục này như thế nào? Ở nhiều xã hội, kẻ giàu bố thí cho người ăn xin để tự an ủi cho cảm giác tội lỗi của họ bởi vì họ biết rằng sự giàu có của họ là do bóc lột từ những kiếp người khốn cùng ấy (Tonxtoi). Sự bố thí đó làm gia tăng nạn ăn xin và do đó làm trầm trọng thêm bất bình đẳng trong xã hội, người giàu càng giàu hơn, người nghèo càng nghèo hơn. Nhưng bạn đừng nên tuyệt vọng. Bài luận này không nhằm mục đích thuyết phục xóa bỏ viện trợ hay những sự giúp đỡ từ bên ngoài cộng đồng. Nó cũng không nhằm cổ xúy cho những cuộc đấu tranh cách mạng hay bạo loạn. Tôi chỉ muốn chỉ ra rằng cách thức cung cấp nguồn viện trợ đó là rất quan trọng và đó là điều chúng ta cần hiểu rõ để giải quyết nghịch lí trên. Mục tiêu cuối cùng của chúng ta không phải là an ủi những người nghèo mà là giúp họ đấu tranh vượt qua đói nghèo. Như vậy nghịch lí của sự viện trợ có quan hệ như thế nào với việc động viên cộng đồng? Trong thực tế, nghịch lí này tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau (cá nhân, cộng đồng, quốc gia, quốc tế). Rất nhiều lực lượng kinh tế, chính trị và xã hội đang hàng ngày góp sức làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo. Nếu bạn thực sự muốn xóa triệt để vấn nạn này, nhất là từ cấp cộng đồng, thì bạn phải hiểu tường tận nghịch lí tồn tại trong tất cả các lực lượng trên. Đóng vai trò trung gian giữa cộng đồng và các nguồn lực bên ngoài nó, bạn cần cảnh báo cho cả hai phía sự nguy hiểm tiềm tàng của viện trợ. Như các nhà chiến lược quân sự vẫn thường nói: "Phải hiểu rõ về kẻ thù mới có thể chiến thắng". Kẻ thù ở đây chính là đói nghèo. Giải Phóng Các Nguồn Lực: Là người động viên cộng đồng, bạn cần khuyến khích và giúp đỡ họ xác định và sử dụng các nguồn lực hiện có tại địa phương. Bạn hãy khẳng định với họ rằng việc giấu đi các nguồn lực hay những hiểu biết về các nguồn lực đó chẳng có lợi gì cho họ. Việc họ cố ý giả bộ nghèo khổ hơn cũng tương tự như vậy. Cách thức họ kêu gọi lòng trắc ẩn của nhà tài trợ như thế là hoàn toàn không ngay thẳng và đáng tôn trọng. Chúng cũng chẳng giúp được gì cho sự trao quyền và việc củng cố tinh thần tự chủ của cộng đồng. Điều quan trọng là bạn phải hướng dẫn họ xác định rõ những nguồn lực nội tại của họ. Việc này có thể rất thú vị. Công cụ thích hợp nhất mà những người động viên hay lựa chọn đó là họp mặt cộng đồng và dùng bút dạ để viết lên những tờ giấy lớn gián trên tường hay sử dụng một cái que để viết lên khoảng đất trống. Bạn cũng cần giúp họ huy động cả những nguồn lực tiềm năng (bằng một buổi phát huy ý kiến chẳng hạn). Một người thợ mộc đã nghỉ hưu có thể sẵn lòng truyền nghề cho những chàng trai trẻ trong làng; một vài khoảng đất hoang có thể dùng để xây những công trình công cộng như trạm xá hay trường học; những người trẻ tuổi chưa tìm được việc làm có thể cống hiến thời gian và công sức; những người nông dân và cửa hàng ăn có thể sẵn sàng cung cấp và nấu thức ăn cho những người tình nguyện lao động trên công trường; những người có trình độ học thức được cộng đồng tin tưởng có thể dành thời gian và trí tuệ để thiết kế dự án. Không nên bàn luận các ý kiến ngay sau khi chúng được đưa ra bởi vì có những người e ngại bị chỉ trích. Trong một buổi phát huy ý kiến, bạn nên dành phần bàn luận và thảo luận sang một bên để chỉ tập trung vào việc ghi lại tất cả các ý kiến của cộng đồng lên những tờ giấy gián trên tường. Hãy giải thích cho họ rằng chúng sẽ được bàn đến sau. Bạn cũng cần chỉ cho họ thấy tiền không phải là nguồn lực duy nhất Khi xác định các nguồn lực , bạn nên chỉ ra cả các nguồn lực tài chính tiềm năng như: một sự kiện gây quỹ, một cuộc quay xổ số địa phương (nếu được cho phép), một buổi đấu giá từ thiện (tôi đã thấy một doanh nhân giàu có ở một thành phố nọ trả giá hàng nghìn đô la cho một cốc nước trong một cuộc đấu giá gây quỹ tổ chức tại ngôi làng ông ta sinh ra). Khuyến khích lối tư duy đổi mới sáng tạo và phi giáo điều của người tham gia dù cho những ý tưởng đó có thể không thực hiện được (Ở đây bạn chỉ cần liệt kê chúng chứ chưa cần phân tích). Không có lí do gì để không ghi lại chúng chỉ vì người ta chưa làm thế bao giờ. Đấu Tranh Để Tăng Thêm Sức Mạnh: Các nhà sinh vật học đều hiểu rằng các cơ thể sống chỉ trở nên mạnh mẽ hơn khi đối mặt với môi trường khắc nghiệt. Những người yêu thể thao biết rằng chỉ có tập luyện thường xuyên thì cơ thể mới khỏe mạnh. Các nhà đào tạo và các nhà tâm lí học khẳng định rằng chỉ có rèn luyện tinh thần mới nâng cao được sức mạnh tinh thần. Trong lĩnh vực xã hội học cũng vậy, chỉ khi đối mặt với khó khăn, cộng đồng mới trở nên mạnh mẽ. Tất nhiên khó khăn ở đây không ám chỉ những tai họa chết người mà là những trở ngại mà khi vượt qua cộng đồng chỉ thêm mạnh hơn. Người động viên học được gì từ những điều này? Nếu cộng đồng được đáp ứng mọi thứ thông qua viện trợ, họ sẽ trở nên yếu đuối và trì trệ. Là những nhà cố vấn, nếu bạn giải thích cho họ hiểu nguyên lí này, hướng dẫn họ đưa ra những quyết sách cho chính cộng đồng mình và dành thời gian công sức vạch ra các mục tiêu, xác định nguồn lực và lên kế hoạch hành động cộng đồng, thì bạn đã giúp tăng cường sức mạnh cho họ. Nếu cộng đồng nỗ lực đấu tranh, nó sẽ trở nên mạnh mẽ Người Động Viên Với Vai Trò Trung Gian: Nếu bạn nhận thấy những nguồn lực tiềm năng ngoài cộng đồng, bạn nên hành động như một cầu nối giữa cộng đồng và những nguồn lực đó (bao gồm chính phủ và các tổ chức tài trợ). Người trung gian là người lựa chọn và giới thiệu các đối tác gặp gỡ nhau, hỗ trợ họ trong việc đàm phán và thông tin liên lạc với nhau (giống như bà mối trong hôn nhân vậy). Là người trung gian, bạn cần giúp gia tăng hiểu biết lẫn nhau cho cả hai phía. Cả các nhà tài trợ và cộng đồng đều cần hiểu những nguyên lí như: (1) "Hãy trợ giúp phát triển bền vững chứ không phải viện trợ", (2) "Xác định và sử dụng các nguồn lực địa phương", (3) "Đấu tranh để tăng thêm sức mạnh", (4)" Không có gì là vô ích", (4) "Chúa chỉ giúp những ai tự giúp mình", và các nguyên lí khác trong các học phần đào tạo này. Phát Triển Bền Vững: Về mặt toán học, trợ giúp tất cả các cộng đồng nghèo phát triển bằng nguồn lực bên ngoài là điều hoàn toàn không thể vì trên thế giới có quá nhiều các cộng đồng như thế trong khi nguồn lực đó là có hạn. Chìa khóa của sự phát triển bền vững, xóa đói nghèo là giải phóng và phát huy các nguồn lực trong cộng đồng. Đó chính là một sự đầu tư. Các nguồn lực phải được xác nhận và phải được công nhận bởi cả cộng đồng và nhà tài trợ, Đào tạo về mặt quản lí cũng phải được triển khai để vận hành các nguồn lực đó. Các nhà tài trợ sẽ đóng góp trong việc hướng sự trợ giúp của họ vào việc đào tạo và nâng cao nhận thức cho cộng đồng để đánh thức các nguồn lực đó hơn là cung cấp chúng để rồi làm cho cộng đồng ngày càng èo uột. ––»«––Do
chi phí giấy mực không phải là nhỏ nên xét về mặt tài chính việc
in các tài liệu tập huấn để cung cấp cho mọi ngôi làng, mọi khu
dân cư ở tất cả các nước kém phát triển trên thế giới là hoàn
toàn không khả thi. Tuy nhiên điều đó sẽ khả thi nếu như họ có
thể tiếp cận được Internet. Đây chính là động lực để chúng
tôi cung cấp những chương trình đào tạo này lên Internet.(http://cec.vcn.bc.ca/).
Xóa đói nghèo là một mục tiêu hoàn toàn có tính hiện thực với
sự kết hợp của (1) các phương pháp trên và (2) hệ thống mạng
toàn cầu (www).
––»«––© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
──»«── |
Trang chủ |
Trang bị sức mạnh cho cộng đồng |