Trang chủ
 Lên ý tưởng




Các bản dịch khác:

'العربية / Al-ʿarabīyah
Bahasa Indonesia
Català
中文 / Zhōngwén
Deutsch
English
Español
Filipino/Tagalog
Français
Ελληνικά / Elliniká
हिन्दी / Hindī
Italiano
日本語 / Nihongo
Kiswahili
한국어 / Hangugeo
بهاس ملايو / Bahasa Melayu
Português
Română
Русский
Српски / Srpski
Tiếng Việt
Türkçe

                                        

Trang Khác

Học Phần

Sơ Đồ Trang

Từ Khóa

Liên Hệ

Tài Liệu Hữu Ích

Liên Kết Hữu Ích

NHỮNG LƯU Ý VỀ LÊN Ý TƯỞNG DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA

bởi Tiến sĩPhil Bartle

Dịch bởi Vũ Diễm Hằng


Tài liệu tập huấn

Cố vấn viên có thể đọc to tài liệu này lên cho những người tham gia. Tài liệu này có thể được phát trước để những người tham gia đọc trước trong quá trình chuẩn bị.

Luật chơi:

Buổi "lên ý tưởng" giống như một trò chơi. Đó không phải là một trò chơi giàu tính cạnh tranh mà trong đó cá nhân nào cũng muốn giành chiến thắng. Đó là một trò chơi tập thể trong đó, cả nhóm đều muốn giành chiến thằng.

Giống như trong bất kì trò chơi nào khác, lên ý tưởng cũng có luật chơi. Luật chơi là do con người đặt ra và chỉ là nhất thời. Ví dụ, trong môn bóng đá có tồn tại quy luật rằng quả bóng phải luôn được giữ trong sân. (Ví dụ, nếu quả bóng lăn ra ngoài đường biên, trận đấu sẽ được dừng lại cho đến khi quả bóng được đưa vào sân, bên trong các đường biên). Luật chơi của môn bóng đá không phải là quy luật của cuộc sống thật ngoài đời, và chỉ có hiệu lực trong thời gian diễn ra trận đấu mà thôi.

Vì vậy, để việc lên ý tưởng thực sự đạt được mục tiêu đề ra, bạn-với tư cách là người tham gia rất cần phải nắm vững và tôn trọng luật chơi trong suốt quá trình trò chơi diễn ra. Chỉ có một số ít quy luật đơn giản trong buổi lên ý tưởng. Đôi khi, vì sự hứng khởi trong quá trình chơi mà những quy luật này có thể bị lãng quên. Khi đó, người cố vấn có trách nhiệm nhắc nhở cả nhóm phải tuân theo luật chơi.

Quy luật cơ bản nhất trong buổi lên ý tưởng đó là cố vấn viên sẽ đặt ra các câu hỏi. Các câu hỏi này nhằm định hướng bạn và những người tham gia trong suốt quá trình. Bạn và những người khác trong nhóm phải có trách nhiệm đưa ra các câu trả lời (đi đến quyết định của cả nhóm, không phải quyết định của cá nhân). Bằng cách đặt câu hỏi, vai trò của cố vấn viên là tập trung vào các chủ đề họ có trong tay, và hỗ trợ các nhóm trong quá trình đưa ra quyết định.

Quy luật quan trọng nhất trong mỗi buổi lên ý tưởng là tuyệt đối không được nói chuyện riêng hay chỉ trích lẫn nhau. Khi cố vấn viên đưa ra câu hỏi, mỗi người tham gian sẽ được đề nghị đưa ra một ý kiến. Khi bất kì người tham gia nào đưa ra ý kiến, không ai khác được phép bình luận gì về ý kiến đó. Bạn nên nhớ rằng quy luật này chỉ áp dụng với buổi lên ý tưởng, không áp dụng trong cuộc sống đời thực. (Trong cuốc sống thực, chúng ta cũng không tuân theo luật bóng đá). Chú ý rằng cố vấn viên cũng sẽ không bình luận, phê phán hay phản hồi lại bất kì ý kiến nào. Cố vấn viên sẽ chỉ viết các ý kiến lên trên bảng

Quy luật này rất quan trọng. Nếu như bạn cảm thấy ý kiến của ai đó là không chấp nhận được, một phần nào đó sai hoàn toàn, hãy tập kiên nhẫn; đừng phản ứng lại, bình luận, chỉ trích ý kiến đó. Tuy nhiên, bạn có quyền đưa ra những ý kiến, thậm chí là đi ngược lại hoàn toàn với những ý kiến của người khác, và cố vấn viên cũng sẽ viết ý kiến của bạn lên bảng.

Công việc của cố vấn viên là duy trì sự tập trung. Bạn có thể muốn đưa ra những bình luận liên quan tới buổi thảo luận đang diễn ra, có thể bạn sẽ đi lạc đề. Hãy cố gắng trình bày những ý kiến của bạn trước cả nhóm, thông qua cố vấn viên. Điều đó sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm và buổi lên ý tưởng trở nên hiệu quả hơn trong việc đi đến quyết định cuối cùng của cả nhóm.

Các chủ đề

Kĩ năng lên ý tưởng có thể được sửa đổi và ứng dụng trong rất nhiều tình huống và với rất nhiều kiểu chủ đề. Mục đích chung của chuỗi học phần đào tạo quản lí cộng đồng là xây dựng kĩ năng và phát triển cộng đồng. Vì thế, những chủ đề mà các cố vấn viên tập trung vào sẽ gắn liền với mục đích chung đó.

Cố vấn viên sẽ bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi rằng các vấn đề chính của mỗi nhóm (hoặc của cộng đồng) là gì. Giống với tất cả những người tham dự, bạn sẽ được mời đưa ra ý kiến và sau đó, cố vấn viên sẽ viết ý kiến của bạn lên bảng. Đó nên là ý kiến có tính quyết định cho nhóm của bạn (hoặc cộng đồng).

Bạn có thể muốn gợi ý rằng vấn đề lớn nhất của cộng đồng là không có sàn nhảy nào. Cố vấn viên sẽ không phản đối cũng như đồng ý với bạn, mà chỉ đơn giản là ghi ý kiến của bạn lên bảng. Một vài người có thể không đồng ý với bạn, nhưng một buổi lên ý tưởng không có thời gian dành cho việc thảo luận và tranh luận. Những người khác có thể nói rằng cộng đồng đang thiếu những phương tiện vận chuyển, một số khác thì cho rằng không có đủ nước sạch, người khác lại cho rằng có dịch bệnh hay sự nghèo đói đang tăng cao. Người cố vấn sẽ không đánh giá bất kì ý kiến nào. Cả nhóm, chứ không phải bất kì cá nhân hay một bộ phận nào trong nhóm, có trách nhiệm xếp thứ tự ưu tiên tất cả các vấn đề đã được liệt kê, dưới sự trợ giúp của cố vấn viên.

Khi cả nhóm đã sắp xếp tất cả các vấn đề (ví dụ liệt kê theo thứ tự tầm quan trọng của ý kiến đối với cả nhóm), sau đó cố vấn viên sẽ giải thích rằng ưu tiên hàng đầu hay mục tiêu số một của cả nhóm alf tìm ra cách giải quyết cho vấn đề đầu tiên.

Mục tiêu là một thứ rất chung chung. Đó không phải là cái gì cụ thể hay có thể cân đo đong đếm được. Nhiệm vụ tiếp theo của cố vấn viên là giúp đỡ cả nhóm cụ thể hóa mục tiêu chung đó thành một nhóm các mục tiêu cụ thể, có thể cân đo đong đếm được. (Xem tài liệu SMART về những đặc tính của các mục tiêu). Khía cạnh này của việc lên ý tưởng là đặc trưng riêng biệt của tập huấn quản lý cộng động và có thể không phải là một bộ phận của các buổi lên ý tưởng dạng khác với các chủ đề khác.

Khi đặt ra được mục tiêu của mình, cả nhóm phải trả lời câu đầu tiên trong bốn câu hỏi có tính then chốt về quản trị:
  • Chúng ta muốn điều gì?
  • Chúng ta có những gì?
  • Chúng ta sẽ sử dụng những cái chúng ta có như thế nào để đạt được những thứ chúng ta muốn?
  • Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta thực hiện ý tưởng đó?

Trong chuỗi học phần này, buổi lên ý tưởng được sử dụng như một công cụ góp phần để cả nhóm trả lời bốn câu hỏi trên và hạn chế việc trả lời dưới vai trò của một cá nhân hay một bộ phận trong nhóm hoặc bên ngoài cộng đồng. Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp cả nhóm đi đến quyết định về những hành động nào liên quan đến cộng đồng cần được thực thi, và tìm ra các cách để tổ chức, nhằm thực thi các hành động đó.

––»«––

Một buổi lên ý tưởng:


Buổi lên ý tưởng

© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
Thiết kế web bởi Lourdes Sada
––»«––
Cập nhật lần cuối: 2012.01.12

 Trang chủ

 Lên ý tưởng