Trang chủ
 Tham Gia Đánh Giá




Ngôn ngữ khác:

'العربية / al-ʿarabīyah
Bahasa Indonesia
বাংলা / Baṅla
Català
中文 / Zhōngwén
Deutsch
English
Español
Filipino/Tagalog
Français
Ελληνικά / Elliniká
हिन्दी / hindī
Italiano
بهاس ملايو / Bahasa Melayu
Polszczyzna
Português
Română
Telugu
Tiếng Việt

                                        

Trang Khác:

Học Phần

Sơ đồ

Từ khóa

Liên hệ

Tư liệu sử dụng

Liên kết hữu ích

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ PHÁT HUY SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG

Viết bởi Ben Fleming

Sửa bởi tiến sĩ Phil Bartle

Dịch bởi Thu Dương


Không phải lúc nào thì sự tham gia từ bên ngoài cũng giúp tăng cường sức mạnh cộng đồng. Cần phải có một môi trường nuôi dưỡng những khát vọng và hành động nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng. Một vài cách thức để đạt được điều đó là:

  • Không được đánh giá thấp cộng đồng. Hãy cho họ những phương tiện và giúp họ hành động một cách linh hoạt chứ không nên nâng đỡ họ.
  • Chia nhỏ các vấn đề cần giải quyết
  • Hãy bắt đầu với chính những mối quan tâm xuất phát và liên quan tới cộng đồng
  • Đừng bao giờ áp đặt ngay lập tức ý kiến và giải pháp của riêng bạn
  • Giúp họ nhận thức rõ các giải pháp hiện có và chỉ ra tác động của những giải pháp đó.
  • Tạo dựng niềm tin của những người tham gia bằng cách cụ thể hóa những thành quả đầu tiên đã đạt được.
  • Hãy xây dựng từng nấc thang trong phát triển kĩ năng, niềm tin và sự tâm huyết tham gia của cộng đồng để giúp họ tiến lên
  • Việc dành riêng thời gian tập huấn trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cộng đồng có thể không cần thiết lắm. Tốt nhất bạn nên lồng ghép các nội dung đó vào trong quá trình làm việc
  • Tốt nhất bạn nên tránh những biện pháp cố định một chiều. Hãy xây dựng một quá trình đào tạo có nhắc lại với những thử nghiệm nhanh gọn và có thể đảo ngược lại được
  • Luôn xem xét và mở rộng thành viên. Những nhóm lợi ích mới quan tâm đến việc họ sẽ tham gia vào quá trình đó như thế nào
  • Giúp họ hiểu được việc tự họ đưa ra quyết định, tách rời khỏi những sự ủy quyền ảnh hưởng đến kết quả như thế nào
  • Xây dựng các mối quan hệ và liên kết mới
  • Các kế hoạch phải cụ thể và dẫn tới hành động
  • Phát huy liên kết năng lực giữa các nhóm lợi ích khác nhau nhằm giúp họ thực hiện cam kết, nâng cao trách nhiệm và khả năng kểm soát việc tiến hành dự án.
  • Tạo ra những dịp để nhìn lại và đánh giá lại
  • Giúp họ có được niềm vui từ công việc! (Xem "Hướng dẫn cộng đồng tham gia hiệu quả" của David Wilcox)

10 vấn đề then chốt trong sự tham gia của cộng đồng

1 Mức độ của sự tham gia

Sherry Arnstein (1969) mô tả quá trình tham gia của cộng đồng như là một chiếc thang với tám bước: 1. Sự vận động và 2. Liệu pháp: chưa tạo ra sự tham gia, chỉ có mục đích đào tạo người tham gia. Giả sử kế hoạch kiến nghị là tốt nhất và phải giành được sự ủng hộ từ cộng đồng thông qua quan hệ công chúng. 3. Cung cấp thông tin. Đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ mang tính một chiều mà không có phản hồi. 4. Tham vấn. Khảo sát thái độ, tổ chức các cuộc họp khu dân cư và tham khảo ý kiến cộng đồng. Thường lại chỉ là những nghi thức. 5. Động viên. Bầu những thành viên xứng đáng vào ủy ban. 6. Hợp tác. Dàn xếp để phân phối lại quyền lực giữa công dân và nhà cầm quyền. Cả hai đều phải có trách nhiệm trong lên kế hoạch và ra quyết định. 7.Ủy quyền. Các công dân phải nắm giữ đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định. Quần chúng đã có thể chịu trách nhiệm

2.Khởi xướng và quá trình

Sự tham gia không phải là ngẫu nhiên, cần phải được xúc tác. Người quản lí cần quan tâm về mặt tiến độ và cũng cần để cho cộng đồng tham gia kiểm soát những gì đang diễn ra. Quá trình đó gồm 4 giai đoạn: Khởi xướng-Chuẩn bị-Tham gia-Duy trì.

3.Kiểm soát

Người khởi xướng giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định mức độ kiểm soát thế nào là vừa phải. Quyết định đó giống như là việc đứng lên chiếc thang vậy cần phải có quan điểm vững chắc về mức độ của sự tham gia.

4. Quyền lực và mục đích

Hiểu biết về sự tham gia có liên quan đến hiểu biết về quyền lực: khả năng của các nhóm lợi ích khác nhau nhằm đạt được những gì họ muốn. Quyền lực phụ thuộc vào việc ai có thông tin và tài chính. Nó cũng phụ thuộc vào sự tự tin và các kĩ năng. Nhiều tổ chức không cho phép cộng đồng tham gia vì nhà lãnh đạo sợ mất quyền kiểm soát. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, sự tham gia đó giúp nhà lãnh đạo đạt hiệu quả cao hơn.

5. Vai trò của người động viên

Người động viên phải kiểm soát được tình hình. Cần phải luôn quan tâm đến những gì họ đang tiến hành.

6.Cộng đồng và các bên có liên quan

Bên liên quan là bất cứ ai hưởng lợi hoặc chịu tác động bởi những gì đang xảy ra. Ai sẽ chịu ảnh hưởng từ dự án, ai kiểm soát thông tin, những kĩ năng và tài chính cần huy động, ai trợ giúp và ai cản trở? Không phải tất cả họ đều có vai trò như nhau. Hãy sử dụng các nấc thang để thấy được ai có tầm ảnh hưởng lớn nhất.

Sự tham gia của cộng đồng cũng phụ thuộc vào từng dự án bởi các nhóm lợi ích khác nhau quan tâm đến những vấn đề khác nhau.

7. Hợp tác

Chỉ phát huy hiệu quả khi các nhóm lợi ích khác nhau sẵn sàng ngồi lại với nhau để giành được mục tiêu chung. Các bên không cần phải tương đương nhau về kĩ năng, nguồn lực tài chính hay sự tự tin nhưng họ phải tin cậy lẫn nhau và cùng chung sức. Việc xây dựng lòng tin và sự đồng sức có thể sẽ mất rất nhiều thời gian.

8. Sự tận tâm

Sự tận tâm chính là đối lập của sự lãnh đạm. Người tận tâm dốc sức để đạt mục tiêu còn kẻ lãnh đạm thì không. Điều gì dẫn tới sự tận tâm? Đừng thuyết giảng với họ rằng "mọi người phải quan tâm", mà hãy mời họ tham gia các cuộc họp hay phát cho họ thật nhiều những tờ rơi minh họa. Họ chỉ tham gia vào những gì họ quan tâm và chỉ thực sự tận tâm khi họ cảm thấy họ có thể đạt được điều gì đó. Nếu họ thờ ơ với kế hoạch của bạn, đơn giản là bạn chưa khiến họ quan tâm.

9. Sự sở hữu ý tưởng

Họ sẽ không tận tâm làm việc nếu như họ không có những phần sở hữu nhất định trong những ý tưởng đó. Nói cách khác, bạn hãy cho họ cơ hội để khẳng định đó là ý tưởng của chính họ. Hãy tổ chức các buổi lấy ý kiến, giúp họ xem xét tính khả thi của từng ý tưởng và thảo luận ý tưởng đó giữa các nhóm khác nhau.

10. Sự tự tin và năng lực

Việc đưa những ý tưởng vào thực hiện đòi hỏi cộng đồng phải có sự tự tin và những kĩ năng nhất định. Quá trình thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng bao gồm cả việc giúp họ thâm nhập vào những lĩnh vực hoàn toàn mới. Chờ đợi họ tự nhiên phát triển năng lực, đưa ra những quyết sách quan trọng và tham gia thực hiện dự án là điều không tưởng. Họ cần được đào tạo cả chính thức và không chính thức để củng cố sự tự tin, lòng tin cậy lẫn nhau.

Trích từ "Hướng dẫn cộng đồng tham gia có hiệu quả" của David Wilcox: http://www.partnerships.org.uk/guide/index.htm

Trở về tài liệu tập huấn "Cộng đồng tham gia điều tra và đánh giá". Xem thêm "Phát huy ý thức làm chủ của cộng đồng"

© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
Thiết kế web bởi Lourdes Sada
––»«––
Cập nhật lần cuối: 2012.01.17

 Trang chủ

 Sự Tham Gia Đánh Giá Của Cộng Đồng