Trang chủ
 Tham Gia Đánh Giá




Ngôn ngữ khác:

'العربية / al-ʿarabīyah
বাংলা / Baṅla
Català
Deutsch
English
Español
Filipino/Tagalog
Français
Ελληνικά / Elliniká
हिन्दी / hindī
Italiano
بهاس ملايو / Bahasa Melayu
Polszczyzna
Português
Română
తెలుగు /Telugu
Tiếng Việt

                                        

Trang Khác:

Học Phần

Sơ đồ

Từ khóa

Liên hệ

Tư liệu sử dụng

Liên kết hữu ích

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ VÀ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH

Hướng dẫn và khuyến khích cộng đồng tự đánh giá

Bài của Tiến sĩ Phil Bartle

Dịch bởi Thu Dương


Nội Dung Chính Của Học Phần

Làm thế nào để khuyến khích các thành viên cộng đồng tham gia vào việc đánh giá và thẩm định chính cộng đồng đó.

Tham Gia Đánh Giá:

Một nhiệm vụ rất quan trọng của người động viên cộng đồng là phải khuyến khích các thành viên cộng đồng đó tham gia đánh giá cộng đồng một cách khách quan và chính xác, phân loại các vấn đề và xem xét cấp độ ưu tiên giải quyết các vấn đề đó.

Nếu không có sự đánh giá khách quan và thống nhất của toàn thể cộng đồng thì mỗi thành viên cộng đồng sẽ giữ ý kiến riêng của mình về điều gì là quan trọng và cần được giải quyết trước tiên. Điều này làm cơ sở cho những sai lầm và mù quáng tiếp tục tồn tại cũng như ngăn cản cộng đồng hành động nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc và nghèo đói. Do đó với tư cách là người động viên cộng đồng, bạn phải thông thạo những kĩ năng khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia. Bạn cần tập huấn cho họ các lý thuyết cũng như kĩ năng cơ bản của việc tham gia đánh giá, khảo sát và thẩm định.

Khi bạn tiến đến những bước xa hơn trong quá trình động viên cộng đồng, chẳng hạn như thiết kế dự án, bạn phải đảm bảo toàn bộ cộng đồng thống nhất trong viêc chọn ra vấn đề cần giải quyết với cấp độ ưu tiên cao nhất.

Các thành viên có học vấn sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác với những người không được đi học, cũng như giữa nữ giới và nam giới hay giữa chủ đất và người đi thuê.

Họ cũng có thể thuộc về những nhóm tuổi, sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ khác nhau với những hệ thống giá trị và quan niệm khác nhau.

Lập Bản Đồ:

Một cách hữu hiệu để khởi động quá trình tự đánh giá của cộng đồng đó là tổ chức một buổi thiết lập bản đồ .

Bạn hãy dành ra một ngày để xây dựng bản đồ cho khu dân cư đó và huy động được càng nhiều người tham gia càng tốt. Cùng với họ, bạn hãy khảo sát kĩ lưỡng toàn bộ khu vực chứ không chỉ đơn thuần dạo qua vòng ngoài mà thôi. Trong lúc xem xét và quan sát bạn nên thảo luận với họ để đánh dấu các điểm trên bản đồ.

Là người động viên cộng đồng bạn cần duy trì sự thảo luận, đóng góp ý kiến của tập thể. Trong quá trình lập bản đồ, điều đó thậm chí còn quan trọng hơn bản thân cái bản đồ đó.

Trên bản đồ, bạn cần đánh dấu những trụ sở, những con đường và hệ thống cơ sở vật chất chủ đạo như là nhà vệ sinh công cộng, nơi tập kết rác thải, kênh mương, sân chơi, trụ sở tôn giáo...Tất nhiên mỗi địa điểm này đều cần được thảo luận kĩ càng nhằm tránh phát sinh các mâu thuẫn trong quá trình thẩm định sau này cũng như nhằm tăng cường cự minh bạch.

Bạn nên hoàn tất việc vẽ bản đồ bằng cách nhóm họp lại tại một nơi thuận tiện như trường học chẳng hạn để thống nhất lại toàn bộ vấn đề.

Bản đồ này sẽ được sử dụng cho giai đoạn tiếp theo đó là thiết lập bảng kiểm kê cộng đồng.

Kiểm Kê Cộng Đồng:

Ngay sau khi lập xong bản đồ, bạn cần chuyển sang lập bảng kê khai nguồn lực và thực trạng cộng đồng. Cũng như đối với toàn bộ quá trình, bạn không thể làm thay mà phải huy động sự tham gia của toàn bộ cộng đồng để hoàn thành bảng kê đó. Vai trò của bạn là khuyến khích và tập huấn cho công đồng phát huy đóng góp ý kiến.

Bạn cần thúc đẩy tinh thần làm việc tập thể, ghi lại ý kiến đóng góp trên một tấm bảng lớn và đưa ra cho mọi người cùng bàn luận. Phải đảm bảo rằng tất cả đều có quyền nói lên những suy nghĩ riêng thậm chí trái ngược nhau. Cuối cùng bạn khẳng định lại thành quả thống nhất của toàn thể cộng đồng chứ không phải của riêng cá nhân nào.

Bạn cũng nên ý thức được rằng mỗi thành viên cộng đồng đều có những mối quan tâm riêng. Một nhà hiệu trưởng sẽ nhận thấy cần xây thêm một ngôi trường mới, nông dân cần tiếp cận nguồn phân bón, phụ nữ cần nguồn nước sinh hoạt, v.v...Điều này lí giải sai lầm của một số dự án khi lấy ý kiến một vài cá nhân lãnh đạo để quyết định các vấn đề ưu tiên giải quyết của cả cộng đồng. Chỉ có sự tham gia của mọi thành viên mới đem lại sự minh bạch và những nhận định xác đáng về điều gì là cần thiết cho toàn thể cộng đồng.

Hãy gợi ý cho cộng đồng tạo ra một bảng kiểm kê đầy đủ bao gồm cả những nguồn lực/tài sản và những vấn nạn của cộng đồng (chẳng hạn như một nhà vệ sinh công cộng được duy trì sạch sẽ và một nhà vệ sinh đã xuống cấp). Hãy tham khảo lại bản đồ vừa thiết lập hay dán bảng kê khai đó để lấy ý kiến.

Điều gì trong một cái tên?

Bạn có thể thấy các từ đồng nghĩa, PRA hay PAR được sử dụng rộng rãi trong phần huy động sự tham gia của cộng đồng trong lập bảng kiểm kê. Có rất nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau về chúng.

Trước đây từng có một phương pháp gọi là RRA, Đánh Giá Sơ Bộ Cộng Đồng. Hiểu nôm na đó là việc một tổ chức cứu trợ bỏ ra cả núi tiền để thuê một vị gọi là chuyên gia đáp máy bay đến địa phương, ở trong một khách sạn cao cấp gần đó và tham khảo ý kiến của các chức sắc lãnh đạo để lập ra một bản được gọi là báo cáo về các nhu cầu thiết yếu của cộng đồng.

Rõ ràng phương pháp làm việc từ trên xuống và quá hời hợt đó đã trở nên lạc hậu và hoàn toàn vô tác dụng. Chỉ có sự tham gia của các thành viên cộng đồng mới có thể mang lại sự đánh giá chính xác.

Hơn nữa các nhà xã hội học cũng chỉ ra rằng nếu các thành viên cộng đồng được tham gia vào giai đoạn đánh giá thẩm định, họ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc tiến hành và duy trì thành quả lâu bền của dự án đó.

Và một thuật ngữ mới ra đời đó là PRA. Dù được dịch là sự tham gia đánh giá khu vực nông thôn hay sự tham gia khảo sát và đánh giá thì nó đều hàm nghĩa sự chủ động hợp tác và tính xây dựng tích cực của toàn bộ cộng đồng. Một vài người thậm chí còn bỏ qua những lí giải thừa thãi về PRA và tạo ra một khái niệm khác PAR hay còn gọi là nghiên cứu về hành động tham gia.

Dù là gì đi nữa thì bản chất của khái niệm vẫn không thay đổi. Đó là sự tham gia của mọi thành viên trong suốt quá trình đánh giá thực trạng và nhu cầu của cộng đồng đó.

Những thông tin này được dùng làm gì?

Bạn có thể nghe đâu đó một người quản lí dự án, một kĩ sư hay một nhà hoạch định cho rằng việc đánh giá cộng đồng là không cần thiết, viện cớ là đã có những nghiên cứu xã hội nền tảng trước đó. Đây chỉ là những lời than cỗ hữu mà bạn phải đấu tranh để chống lại những quan niệm đó và bảo vệ nghĩa vụ của một người động viên cộng đồng. Các nhà quản lí chỉ muốn nhanh chóng có được những thành quả vật chất cụ thể trong khi việc huy động toàn bộ cộng đồng tham gia đánh giá có thể rất mất thời gian.

Những thông tin thu thập trong quá trình lập bản đồ và bảng kiểm kê có thể sẽ trùng lặp với các nguồn dữ liệu khác nhưng sẽ là thiển cận nếu cho rằng chúng chỉ được sử dụng cho quá trình hoạch định. Mục đích thực sự của việc huy động cộng đồng tham gia đánh giá chính là để nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong việc xây dựng và bảo vệ thành quả dự án trong tương lai.

Đó là chưa kể đến những thông tin đó sẽ bổ sung và cập nhật cho những dữ liệu điều tra, khảo sát trước đó để tạo ra bức tranh chính xác và tổng thể thực trạng cộng đồng. Là người động viên cộng đồng, bạn có trách nhiệm đóng góp cho quá trình xóa đói giảm nghèo và trao quyền cho cộng đồng thông qua việc cung cấp những thông tin thiết thực cho các cơ quan ban ngành, lãnh đạo địa phương nhất là những người tham gia hoạch định, phát triển và chèo lái cộng đồng.

Tập Huấn Cho Các Thành Viên Cộng Đồng:

Một cộng đồng càng nghèo đói và có nhiều người bị đẩy ra bên lề thì các thành viên của nó sẽ càng xa lạ với việc tham gia vào quá trình đưa ra các quyết sách. Và tất nhiên với khả năng đọc viết hạn chế họ cũng sẽ khó có thể tham gia vào việc vẽ bản đồ hay lập bảng kiểm kê. Họ cần được trang bị những kĩ năng cơ bản nhưng việc giáo dục như ở các trường học là hoàn toàn không hiệu quả.

Là người động viên cộng đồng, bạn cần giúp họ làm quen với tất cả những điều đó thông qua công việc cụ thể. Việc khuyến khích họ tham gia sẽ giúp họ trở nên tự tin đóng góp sức mình cho sự phát triển cộng đồng.

Trong quá trình thực hiện, bạn cũng nên lưu ý rằng những kĩ năng đó là hoàn toàn mới mẻ đối với họ. Bạn phải làm sao để họ thấy chúng không quá khó hay phức tạp. Họ luôn sẵn sàng học hỏi và tham gia và nhiệm vụ của bạn là thúc đẩy họ, củng cố niềm tin nơi họ.

Sự tham gia đánh giá của cộng đồng không chỉ là nền tảng cho hành động cộng đồng mà xa hơn đó còn là cơ cở cho việc theo dõi và giám sát của cộng đồng sau này.

Phạm Vi Của Phương Pháp PAR

Tài liệu này hướng dẫn cách khuyến khích các thành viên cộng đồng tham gia nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về chính cộng đồng của họ. Bạn phải động viên tất cả mọi thành viên chứ không chỉ một hay một vài cá nhân riêng lẻ.

Phương pháp khích lệ tham gia có thể phát huy hiệu quả trong phần lớn chứ không phải mọi trường hợp và mọi lĩnh vực. Đôi khi bạn cũng cần khéo léo kết hợp các biện pháp khác.

Nhất là khi những thành viên cộng đồng yêu cầu, bạn cũng nên thuyết trình, trình chiếu hay đối thoại trực tiếp. Tuy nhiên dù áp dụng phương thức nào thì cuối cùng, bạn cũng phải đảm bảo học viên sẽ được học bằng thực hành chứ không phải thuyết giảng.

Xem lý luận của Kamal Phuyal" Tại sao dùng PRA"và Doreen Boyd "Những Lợi Ích Của PAR."

Để biết thêm tranh luận về phương pháp này, xem các bài viết của Robert Chambers .

––»«––

Lập Bản Đồ Cộng Đồng:


Lập Bản Đồ

© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
Thiết kế web bởi Lourdes Sada
––»«––
Cập nhật lần cuối: 2012.01.17

 Trang chủ

 Sự Tham Gia Đánh Giá Của Cộng Đồng