Trang chủ
 Tham Gia Đánh Giá




Ngôn ngữ khác:

'العربية / al-ʿarabīyah
বাংলা / Baṅla
Català
中文 / Zhōngwén
Deutsch
English
Español
Filipino/Tagalog
Français
Ελληνικά / Elliniká
हिन्दी / hindī
Italiano
بهاس ملايو / Bahasa Melayu
Polszczyzna
Português
Română
తెలుగు /Telugu
Tiếng Việt

                                        

Trang Khác:

Học Phần

Sơ đồ

Từ khóa

Liên hệ

Tư liệu sử dụng

Liên kết hữu ích

TẬP HUẤN CHO NGƯỜI THÚC ĐẨY CỘNG ĐỒNG THAM GIA ĐÁNH GIÁ

Các Phương Pháp Truyền Đạt Kĩ Năng

Bài của Tiến sĩ Phil Bartle

Dịch bởi Thu Dương


Lưu Ý Cho Tập Huấn Viên

Làm thế nào để đào tạo những người động viên hay thúc đẩy cộng đồng tham gia đánh giá

Có rất nhiều phương pháp để tập huấn cho những người hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy cộng đồng tham gia vào việc đánh giá, thẩm định những nhu cầu, ưu tiên, vấn nạn và rào cản của chính cộng đồng đó.

Học Đi Đôi Với Hành; (A) Trong Một Buổi Tập Huấn:

Bạn có thể sử dụng những phương pháp phổ biến để truyền đạt phương pháp PRA/PAR cho những người được tập huấn, chẳng hạn như: thuyết giảng, thuyết trình có hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn (máy chiếu, phim hình...), hội thảo, tranh luận và thảo luận nhóm nhỏ. Chúng tôi chỉ khuyến khích bạn sử dụng các phương pháp truyền thống đó là phụ và phải tập trung vào phương pháp chính là học đi đôi với hành.

Sẽ rất hiệu quả nếu bạn tận dụng được mọi cơ hội để cho người học tham gia vào thực hành. Các cơ hội đó là đóng vai, các trò chơi thúc đẩy và quá trình tổ chức nhóm.

Các nhóm được đào tạo cũng chính là cộng đồng mục tiêu. Bởi vậy cần khuyến khích họ tham gia xác định các nguồn lực, nhu cầu, vấn nạn và ưu tiên giải quyết của cộng đồng. Đó không chỉ là những bài thực hành suông mà phải dẫn đến kết quả cụ thể đó là bảng kiểm kê cộng đồng để bổ trợ cho công tác sau này khi mà họ trở thành những người động viên cộng đồng tiến hành những quá trình đó.

Nếu so sánh quá trình thực hành trong các buổi tập huấn (có tính kiểm soát) và thực hành tại hiện trường (ít bị kiểm soát hơn), bạn sẽ thấy cả hai đều có những lợi ích và bất cập riêng. Việc kiểm soát thường phù hợp với những đối tượng mới bắt đầu còn việc thực hành tại hiện trường sẽ mang lại những kinh nghiệm cụ thể và thực tế hơn.

Học Bằng Hành; (B) Tại Hiện Trường:

Thực hành tại hiện trường có thể không an toàn nhưng có tính thúc đẩy cao hơn. Có rất nhiều loại hình cũng như quy mô tập huấn tại hiện trường.

Ví dụ:
  1. Khi những người học (người được tập huấn) bổ trợ cho bạn
  2. Khi những người được tập huấn phối hợp tổ chức một buổi tập huấn cho cộng đồng còn bạn thì hỗ trợ họ và sẵn sàng tham gia vào nếu cần thiết,
  3. Khi những người được tập huấn đứng ra chịu trách nhiệm về mọi thứ còn bạn chỉ hướng dẫn

Trong mọi trường hợp, việc dành thời gian để tóm tắt lại buổi tập huấn đó là rất quan trọng.

Nó sẽ tạo cho người được tập huấn cơ hội để: (1) ghi chép và phân tích lại những gì vừa học và làm, (2) suy nghĩ về những bước tiếp theo dựa trên kinh nghiệm bản thân, (3) đưa ra những thắc mắc về những chi tiết cụ thể, (4) hình thành các nguyên tắc làm việc trong thời gian tới.

Nó tạo cho người tập huấn một diễn đàn để: (1) đưa ra những nhận xét đánh giá dựa trên quan sát, (2) đưa ra những khuyến nghị dựa trên những sự kiện cụ thể, (3) hướng dẫn người được tập huấn cách thức quan sát, phân tích, ghi chú và viết báo cáo.

Học Bằng Tài Liệu:

Phương pháp này không hiệu quả như phương pháp "học bằng hành" trong việc truyền đạt các kĩ năng cho người học. Tuy nhiên nó lại phát huy hiệu quả trong việc tổng kết hay tham khảo về những gì người học thực hành. Người học cần đọc và hiểu các tài liệu có liên quan đến những gì họ đang thực hành thì mới có thể làm tốt được.

Tài liệu có thể được sử dụng trong các cấp học khác nhau tùy vào người học sẽ trở thành người động viên hay người thúc đẩy cộng đồng. Ở mức sơ cấp, tài liệu phải đơn giản, có minh họa và phát trực tiếp cho người học. Tất cả những tài liệu phát tập huấn có trên trang web này đều thuộc mức độ đó. Việc diễn giảng nó cũng cần đơn giản rõ nghĩa nếu có thể bằng ngôn ngữ địa phương thì càng tốt. Các hình ảnh minh họa là những tài liệu bổ trợ đắc lực cho việc tập huấn ở cấp độ này.

Đối với người học đã có những kinh nghiệm thực tế nhất định thì các tài liệu cần ở cấp độ cao hơn, phức tạp hơn. Tuy vậy vẫn phải giải thích cụ thể cho họ về những gì không rõ nghĩa hay lưu ý họ những điều kiện áp dụng và những trường hợp ngoại lệ. Đặc biệt bạn không nên phát một cách tự do cho họ những tài liệu ở cấp độ cao và khó. Trong phương pháp trao quyền cho cộng đồng, nếu người học phải nỗ lực mới có được tài liệu thì họ sẽ trân trọng nó hơn. Hãy hướng dẫn họ tự tìm kiếm những tài liệu đó.

Học Bằng Dạy:

Nếu thực hành là phương pháp tốt nhất để học các kĩ năng thì việc truyền đạt các kĩ năng đó cho người khác thậm chí còn là một cấp độ học cao hơn. Chính vì ý thức được sau này họ sẽ là người truyền đạt các kĩ năng đó cho cộng đồng, người học càng thấy mình cần phải hiểu tường tận chúng.

Khuyến khích người học thử sức với những tài liệu hướng dẫn đơn giản. Việc chuẩn bị tài liệu tập huấn cũng là một hình thức "dạy". Hãy để họ tự soạn thảo và thực hành với những người học khác. Sau mỗi buổi như thế, bạn hãy kiểm tra xem họ có hiểu được những nguyên tắc và kĩ năng đó không, cũng như là những người ngồi nghe có hiểu được người trình bày không. Hãy thảo luận với họ về những bài trình bày hay những tài liệu họ tự soạn thảo đó.

Người học có thể thực hành phương pháp dạy bằng nhiều phương pháp khác nhau như soạn thảo tài liệu và trình bày. Bạn cần hướng dẫn họ cố gắng sử dụng ngôn ngữ đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu nếu có thể bằng ngôn ngữ địa phương thì càng tốt. Để khích lệ họ, bạn có thể copy lại những tài liệu đó, đưa vào các tài liệu tập huấn phát cho cộng đồng hay phổ biến trên các thư thông báo, báo chí địa phương hay các tạp chí chuyên đề. Điều đó sẽ khuyến khích người học bởi vì những nỗ lực của họ được công nhận và đề cao.

Hãy Không Ngừng Học Hỏi:

Luôn luôn nhắc nhở người học rằng sự nghiệp động viên hay thúc đẩy cộng đồng của họ là một quá trình học hỏi suốt đời không ngừng nghỉ. "Nếu bạn ngừng học hỏi tức là bạn đang chết dần"

––»«––

Tập Huấn Cho Những Người Thúc Đẩy Cộng Đồng:


Tập Huấn Cho Những Người Thúc Đẩy Cộng Đồng

© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
Thiết kế web bởi Lourdes Sada
––»«––
Cập nhật lần cuối: 2012.01.17

 Trang chủ

 Sự Tham Gia Đánh Giá Của Cộng Đồng