Tweet Ngôn ngữ khác:
'العربية / al-ʿarabīyah |
CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CỘNG ĐỒNG THAM GIA ĐÁNH GIÁTóm lược các phương pháp và biện pháp PRA/PARBài của Tiến sĩ Phil BartleDịch bởi Thu DươngTài Liệu Tham Khảo Dành Cho Cộng Tác ViênTóm lược các phương pháp và biện pháp PRA/PARThuật ngữ tắt PRA Participatory Rural Appraisal/Assessment có thể được dịch nôm na là phương pháp thúc đẩy sự tham gia đánh giá/thẩm định của những cư dân nông thôn nhưng thực ra phương pháp này có thể áp dụng cho cả các khu dân cư ở thành thị. Từ "assessment" cũng không chỉ hàm nghĩa đánh giá mà còn có thể bao hàm cả một phần của việc lập kế hoạch hành động và thiết kế dự án.Dù hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp, quan trọng nhất là nắm được bản chất của qúa trình này đó là sự tham gia tích cực của tất cả các thành viên cộng đồng. Bạn cần nhấn mạnh sự cần thiết của việc khuyến khích cộng đồng lắng nghe ý kiến của các thành viên thường bị cho là lép vế. Là người động viên, bạn cần đảm đương một phần công việc tổ chức và thúc đẩy. Tuy nhiên, phần nội dung sẽ do cộng đồng quyết định Các Biện Pháp Thúc Đẩy Cộng Đồng Tham Gia Đánh Giá: Có rất nhiều phương pháp/biện pháp thúc đẩy cộng đồng tham gia đánh giá. Trong quá trình làm việc bạn có thể lựa chọn và chỉnh sửa những phương pháp có sẵn hoặc sáng tạo và phát triển phương pháp riêng của mình. Những phương pháp được đưa ra đây nhằm giúp bạn khỏi bỡ ngỡ khi bắt tay vào việc. Bạn có thể thay đổi và điều chỉnh chúng cho phù hợp với quy mô, địa điểm, thời điểm, hoàn cảnh và những đặc tính của đối tượng tham gia. Lập Bản Đồ: Lập bản đồ vùng dân cư là phương pháp tốt nhất cho bạn và cộng đồng bắt tay vào việc. Hãy lập ra một nhóm đi khảo sát toàn bộ khu dân cư, và để cho họ tự vẽ bản đồ khu vực. Bản đồ phải bao gồm các cơ sở vật chất của tập thể, các công trình xây dựng cá nhân, hộ gia đình, các tài sản và tiêu sản. Bạn tuyệt đối không được vẽ bản đồ đó thay cho họ. Một phương pháp rất hữu hiệu để vẽ bản đồ đó là để cho các cá nhân hay các nhóm nhỏ lập các phần riêng biệt sau đó kết hợp lại thành một bản đồ lớn. Các thông tin quan trọng của một bản đồ được lập một cách khoa học nhiều khi lại được khai thác từ chính những bản đồ được lập một cách thô sơ bởi những người dân địa phương. Những bản đồ này còn cho thấy cách nhìn nhận hay những hiểu biết thực tế của họ về các nguồn lực, vấn đề sử dụng đất đai, kiểu định cư và đặc điểm hộ gia đình. Bạn cũng có thể khuyến khích các thành viên cộng đồng phác thảo bản đồ đó trên nền đất hay trên tường để cùng thảo luận. Điều này giúp thúc đẩy tinh thần làm việc tập thể. Mô Hình: Bằng việc sử dụng các viên đá hay que củi để làm mốc trên bản đồ, các thành viên cộng đồng có thể lập ra một mô hình không gian ba chiều đơn giản. Bạn tuyệt đối không được vẽ bản đồ hay lập mô hình thay cho họ mà phải khích lệ tất cả các thành viên cộng đồng góp sức. Lưu ý quan sát họ làm việc xem những cơ sở vật chất nào được đặt lên trước, kích cỡ to nhỏ ra sao. Những điều này có thể cho bạn biết được cộng đồng đó đánh giá thế nào về tầm quan trọng của các vấn đề. Hãy ghi chép lại, những điều đó còn giúp bạn hiểu rõ hơn mặt xã hội của cộng đồng đó. Bạn cũng cần giữ lại bản copy bằng giấy của bản đồ và mô hình đó để sử dụng sau này khi cần khảo sát cộng đồng chi tiết hơn. Lập Bảng Kiểm Kê Cộng Đồng: Bảng kiểm kê và nhất là quá trình lập ra nó đóng vai trò trung tâm trong thúc đẩy cộng đồng tham gia đánh giá. Quá trình lập bảng kiểm kê cộng đồng còn được gọi là phỏng vấn bán hoạch định. Nếu việc phỏng vấn hoàn toàn không được hoạch định trước thì đó sẽ chỉ là một buổi trò chuyện lan man không đạt được bất cứ kết quả nào. Một buổi huy động ý kiến cộng đồng thì lại càng phải được chuẩn bị kĩ lưỡng. (Việc phát huy sáng kiến cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong quá trình thiết kế dự án nâng cao sức mạnh cộng đồng). Khi lập bảng kiểm kê, bạn nên tạo điều kiện để việc thảo luận diễn ra một cách thoải mái, những người tham gia có thể tự do phát biểu ý kiến của mình. Bạn không cần soạn sẵn một bộ câu hỏi nhưng bạn cần chuẩn bị trước danh sách các mục cần thảo luận và bám sát theo đó. Khi lên danh sách này, bạn cần bao gồm cả các tích sản và tiêu sản trong cộng đồng. Bạn phải đề cập đến tất cả các cơ sở vật chất, thực trạng sử dụng hay hư hại của chúng, các tiềm năng và cơ hội, thách thức và trở lực. Hãy luôn nhớ rằng đây là một bản đánh giá. Mục đích của bảng kiểm kê chính là để đánh giá điểm mạnh-yếu của cộng đồng. Nhiệm vụ của bạn không phải là tạo ra bảng kiểm kê đó mà là hướng dẫn các thành viên cộng đồng tham gia xây dựng nó. Thảo Luận Nhóm Tập Trung: Các thành viên cộng đồng có thể có những ý kiến và kinh nghiệm thực tế rất khác nhau và tất nhiên không thể tránh khỏi việc hé lộ thông tin cho các thành viên khác trong cộng đồng hay người ngoài cộng đồng. Việc thảo luận nhóm tập trung do đó rất có hiệu quả. Tốt nhất bạn không nên làm việc một mình, cần có một nhóm 2 hoặc 3 người động viên, một người hướng dẫn cuộc thảo luận và người khác ghi lại. Các đề tài thảo luận không nên vượt quá các mục trong bảng kiểm kê tổng quát. Trước tiên, hãy tiến hành các cuộc thảo luận riêng biệt của các nhóm với những mối quan tâm khác nhau sau đó tổng hợp lại. Bạn cần hết sức cẩn thận ở bước này bởi vì bạn phải nhận ra các điểm khác biệt đó chứ không góp phần làm gia tăng sự khác biệt đó. Xem tài liệu tập huấn, Tổ Chức Cộng Đồng Thành Một Thể Thống Nhất. Mục đích của bạn là gia tăng sự dung hòa, hiểu biết và hợp tác giữa các thành viên cộng đồng. Các nhóm sau khi làm việc riêng rẽ sẽ gặp chút khó khăn khi làm việc chung lại nhưng mục tiêu của bạn là phải kéo họ lại gần nhau. Sắp xếp Thứ Bậc Ưu Tiên: Khi làm việc với một cộng đồng có nhiều mối quan tâm khác nhau, bạn cần lên danh sách ưu tiên của tất cả các nhóm sau đó cùng họ bàn luận. Xếp thứ bậc ưu tiên là một biện pháp hiệu quả để bắt đầu buổi thảo luận và giúp tập trung vào vấn đề. Phân Loại Giàu Nghèo: Phương pháp này (1) cho thấy cách nhìn nhận của cộng đồng về vấn đề đói nghèo, (2) xác định những thành viên nào thuộc diện nghèo, (3) phân lớp sự giàu có. Nên dùng phương pháp này khi bạn đã xây dựng được một mối quan hệ gắn bó nhất định với các thành viên cộng đồng đó. Một phương pháp khác là lập các biển tên hộ gia đình trong cộng đồng. Chọn ra một vài thành viên và yêu cầu họ sắp xếp các biển tên đó thành các nhóm theo các cấp độ giàu nghèo và đưa ra các chỉ tiêu sắp xếp.Cách thức sắp xếp và các chỉ tiêu đó có thể nói lên rất nhiều về đặc điểm kinh tế xã hội của cộng đồng đó. Lập Biểu Đồ Theo Mùa Và Thời Gian: Các biến đổi theo mùa và thời gian có thể rất dễ bị bỏ qua khi khảo sát cộng đồng. Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp vẽ biểu đồ khác nhau để xem xét những thay đổi về: lượng mưa, cầu lao động, hoạt động sản xuất nông nghiệp (đánh bắt cá, săn bắt, chăn nuôi), nguồn cung cấp gỗ nhiên liệu, các trường hợp bệnh dịch, sự di cư tìm việc, dự trữ lương thực thực phẩm và rất nhiều yếu tố khác nữa. Những biểu đồ mà bạn lập ra có thể được sử dụng như là cơ sở thảo luận để lý giải nguyên nhân và tác động của những sự thay đổi đó. Bản Đồ Tổ Chức: Bạn có thể nghe đâu đó rằng một người động viên phải là một nhà khoa học xã hội thực dụng. Bạn sẽ không thể tổng hợp được những thông tin về tổ chức xã hội của cộng đồng hay bản chất của sự tổ chức đó chỉ với một cuộc khảo sát ngắn ngủi. Mối quan hệ phức tạp giữa các thành phần giàu nghèo trong cộng đồng, quan hệ gia đình huyết thống, sự thù ghét lẫn nhau, mối liên quan giữa các nhóm chính trị, bạn không dễ gì có thể hiểu thấu đáo những thứ đó trong vài tuần. Việc thúc đẩy các thành viên cộng đồng tham gia đánh giá do đó có hiệu quả rất lớn. Bạn có thể hiểu được những mối quan hệ xã hội bớt nhạy cảm hơn trong cộng đồng bằng cách đề nghị những người cung cấp thông tin xây dựng một biểu đồ Venn. Phương pháp này đơn giản chỉ là việc tập hợp các vòng tròn, mỗi vòng đại diện cho một nhóm hay một tổ chức nào đó hoạt động trong cộng đồng. Kích cỡ của mỗi vòng cho thấy tầm quan trọng củ nhóm đó. Phần giao nhau giữa các vòng tròn thể hiện sự hợp tác trong công việc và trong hoạch định giữa hai nhóm. Khi Nào Sử Dụng Những Phương Pháp Này: Các biện pháp PAR/PRA phát huy hiệu quả cao nhất khi bạn muốn cộng đồng tham gia vào việc đánh giá. Chúng không phải là những giải pháp hữu hiệu cho toàn bộ quá trình trao quyền cho cộng đồng. Chúng không phải là phương pháp tốt nhất nếu có sự cần thiết phải chuyển giao các kĩ năng. Đào tạo/ tập huấn cũng có thể khuyến khích sự tham gia của cộng đồng ở chỗ thúc đẩy họ học bằng thực hành, không nhất thiết lúc nào cũng phải sử dụng các biện pháp PRA/PAR. Chúng ta cũng có thể sử dụng lối nói ẩn dụ, các mẩu chuyện hay thành ngữ tục ngữ để truyền đạt thông tin cho các thành viên cộng đồng một cách rõ ràng và sâu sắc. Ví dụ một câu tục ngữ phổ biến là: "Đừng bao giờ đòi hỏi những thứ không thể có như bò thì đẻ trứng còn gà thì cho sữa". Phương pháp PRA/PAR chỉ có thể giúp bạn thúc đẩy sự tham gia tích cực của các thành viên trong việc đánh giá cộng đồng của họ mà thôi. ––»«––© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle ––»«–– |
Trang chủ |
Sự Tham Gia Đánh Giá Của Cộng Đồng |