Trang chủ
 Động viên




Phần dịch

Bahasa Indonesia
বাংলা / Baṅla
Català
English
Español
Filipino/Tagalog
Français
Galego
Ελληνικά / Elliniká
हिन्दी / Hindī
Italiano
日本語 / Nihongo
Kiswahili
Polszczyzna
Português
Română
Русский
Српски / Srpski
Tiếng Việt
اردو / Urdu

                                        

Trang Khác:

Học Phần

Sơ đồ

Từ khóa

Liên hệ

Tư liệu sử dụng

Liên kết hữu ích

CHU TRÌNH ĐỘNG VIÊN

Bài của Tiến sĩ Phil Bartle

Bài dịch của: Lua Nguyen


Tài liệu sử dụng và tham khảo dành cho đào tạo

Chi tiết mỗi quá trình trong chu trình

Tóm tắt:

Tài liệu này xem xét mỗi quá trình trong chu trình động viên. Mỗi quá trình được giải thích một cách ngắn gọn và nên được xem xét cùng với Chu trình động viên báo cáo hội thảo một trang. Chu trình này được minh họa trong Các minh họa khuyến khích chu trình


Chu trình động viên

Giới thiệu

Chu trình động viên đôi khi còn có tên gọi "chu trình khuyến khích sự tham gia của cộng đồng", "chu trình phát triển cộng đồng", "chu trình hoạt động xã hội". Đó là một loạt những liên hệ (do một hay nhiều người động viên tiến hành) được thiết kế nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào những quyết định ảnh hưởng tới sự phát triển của cộng đồng.

"Chu trình" là một quá trình luôn được lặp đi lặp lại, mỗi lần lặp lại lại được xây dựng dựa trên những thành công, những sai sót hay những bài học được rút ra từ trước.

Chu trình
  • Là một chuỗi những xen kẽ theo một trật tự logic và tăng dần.
  • Được tiến hành bởi một (hay nhiều) người động viên hợp pháp, được ủy quyền và được tín nhiệm.
  • Sử dụng lựa chọn hành động của cộng đồng là phương tiện để củng cố, tự nó không phải là kết thúc.
  • Yêu cầu người động viên phải được thông báo và nhanh nhạy với các đặc điểm của cộng đồng.
  • Có thể được một bộ hay ban ngành ở cấp độ trung ương hay địa phương, hoặc cũng có thể do một tổ chức phi chính phủ tiến hành.
  • Không có nguồn gốc từ dưới lên, dựa trên cộng đồng hay từ cộng đồng, nhưng mục đích nhằm củng cố từ dưới lên dựa trên cộng đồng hay từ cấp cơ sở là mục đích của mình.
  • Tăng cường (khuyến khích, hỗ trợ, đào tạo các kỹ năng cần thiết, và hỗ trợ) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình quản lý và quyết định tất cả những hành động ảnh hưởng đến toàn cộng đồng.

Các bước chính
  • Được liên kết một cách lô gic với nhau và với toàn bộ chu trình.
  • Tất cả đều phải có mặt (sự vắng mặt của bất cứ ai cũng sẽ làm giảm đi ảnh hưởng của nó).
  • Được bắt đầu theo thứ tự, mặc dù có thể có sự chồng chéo và sự chắp ghép.

Sự tham gia của tất cả các thành viên của một cộng đồng đích (bất luận các đặc điểm về sinh học hay xã hội...) là điều rất cần thiết đối với việc giảm nghèo và củng cố cộng đồng. Trong CDP " tham gia", một cách chi tiết có nghĩa là toàn cộng đồng chứ không phải chỉ có một số thành phần của cộng đồng) tham gia vào việc điều hành và quyết định.

Những quyết định chính cần đưa ra, và việc điều hành sẽ được thực hiện, bao gồm việc đánh giá tình hình (những nhu cầu và tiềm năng); quyết định các vấn đề ưu tiên (từ đó tìm ra các mục đích và mục tiêu); lên kế hoạch hành động (hoạt động cộng đồng, kế hoạch, thiết kế đồ án); thực hiện, quản lý và đánh giá kết quả của chúng.

Toàn bộ cộng đồng phải chịu trách nhiệm (không đổ trách nhiệm đó cho bên nào khác)

Khuyến khích đóng góp các nguồn (ví dụ như: quyên góp tiền của, lao động công ích), đối thoại và tham khảo các cơ quan bên ngoài. mặc dù "việc tham gia" (trong chiến lược này) toàn diện hơn và bao hàm hơn "sự đóng góp" và "sự bàn bạc"

Gây cảm ứng và giải quyết

Những người động viên cộng đồng phải được chính quyền thừa nhận và có vị trí pháp lý nếu không họ sẽ dễ dàng bị bắt vì bị coi là những người khich động quần chúng nổi loạn, và sẽ bị cảnh sát làm phiền cũng như những lo ngại khác với việc thi hành luật và các qui tắc.

Hơn nữa, trong giới chức trách nơi tồn tại hầu hết những người có quyền lực bảo vệ việc thực thi "các điều khoản", và e ngại phương pháp tăng cường khả năng, vì các quan chức nhà nước dân sự, các chính trị gia, những nhà lãnh đạo truyền thống và hiện đại, những chuyên gia kỹ thuật đều thấy rõ được những ích lợi của các điều luật. Chúng giúp họ đạt được ảnh hưởng, được nổi tiếng, có được nhiều phiếu bầu và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. Gây cảm ứng không phải là hình thức duy nhất, nhưng vẫn phải được lên kế hoạch và thực hiện cẩn thận. Việc chống lại những lời đồn thổi và những giả thiết sai trái không thể thiếu trong chiến lược này.

Nâng cao nhận thức của người dân

Trước khi khuyến khích cộng đồng thực hiện (do đó có thể học hỏi và phát triển hơn), người động viên phải giúp các thành viên của cộng đồng ý thức được thực tế cụ thể.

Trong suốt tiến trình này, cần tránh gây ra những mong đợi không đáng có, chủ động chống lại những giả thiết và những tin đồn về loại hình thức trợ giúp được mong đợi.

Những vấn đề về nhận thức bao gồm:
  • Nếu vẫn bị động và phụ thuộc vào chính phủ hay các nguồn trợ giúp bên ngoài khác, thì họ sẽ phải chịu gánh nặng về đói nghèo và sự yếu kém.
  • Không có cộng đồng nào hoàn toàn nghèo đói; nếu còn con người trong cộng đồng đó, thì nó vẫn còn các nguồn và các tiềm năng, bao gồm nguồn lao động, sự sáng tạo, cuộc sống, hi vọng, và những kỹ năng tồn tại cũng như những thuộc tính sống.
  • Con người có khả năng tham gia và giúp đỡ hơn khi bạn sẵn sàng tự giúp đỡ chính mình;
  • Người động viên (và cơ quan hay ngành của họ) không mang theo các nguồn (quĩ, các vật liệu để lợp mái, ống nước) nhưng vẫn ở đó để khuyến khích và hỗ trợ việc đào tạo quản lý và hướng dẫn.

Thống nhất cộng đồng

Không có cộng đồng nào là thống nhất; mỗi gười vẫn luôn tồn tại sự phân chia và chia bè phái...Mức độ biến đổi...Khi có khác biệt về xã hội sẽ khó hơn để có thể tiến tới được sự đồng thuận cộng đồng về vấn đề ưu tiên, và đo đó có được mục tiêu ưu tiên cũng rất khó.

Thống nhất cộng đồng là yếu tố tiên quyết quan trọng trong hầu hết các công việc động viên cộng đồng, và tiếp tục qua các quá trình cần thiết khác. Hãy xem Thống nhất cộng đồng.

Đào tạo người động viên

Có một số người động viên không thể tiếp cận cộng đồng khi cần liên hệ để khuyến khích nâng cao năng lực và tự lực. Trong trường hợp CMP của Uganda có 10 người động viên hội đồng địa phương trong mỗi xã..Họ là những tình nguyện viên từ lúc đầu được thành lập với vai trò là một phần của cuộc vận động chống đối, họ được tuyển chọn để giúp mọi người nâng cao nhận thức về hình thái của Museveni trong dân chủ tham gia..Chúng ta đào tạo cho họ và cấp cho một số ưu đãi khác như áo phông, xe đạp, và họ đã không ngững tăng cường những nỗ lực động viên về CDO và CDA (các quan chức phát triển cộng đồng và trợ lý của họ)

Việc thiếu người động viên được đào tạo để khuyến khích cộng đồng tự lực là một trong những nguyên nhân chính trong việc sáng tạo, mở rộng trang web và phát triển các module đào tạo về nó. Rất nhiều trong số đó là các hướng dẫn dành cho việc viết tài liệu đào tạo bằng ngôn ngữ địa phương và thay đổi theo các điều kiện ở địa phương. Tài liệu đào tạo cốt lõi là Đào tạo để có sức mạnh một hồ sơ đào tạo quản lý cộng đồng, và ba cuốn sách cho người động viên về (1) sự động viên, (2) tạo ra thu nhập và (3) quản lý Vì yếu tố đầu vào chủ yếu trong quá trình nâng cao năng lực cộng đồng là đào tạo động viên và quản lý, chứ không phải là việc cấp kinh phí cho các dự án cộng đồng, tài liệu đào tạo này chủ yếu dành cho quá trình

Đào tạo quản lý

Một trong những tyếu tố phân biệt chương trình quản lý cộng đồng với tham gia phát triển cộng đồng hay những hoạt động chính thống, đó chính là việc bổ sung đào tạo quản lýCho phép, thậm chí khuyến khích các cộng đồng có thu nhập thấp hay không phát triển tham gia vào việc đưa ra những hoạt động và những qui định mang tính phát triển và dân chủ vẫn chưa đủ ; cộng đồng cũng cần phải có khả năng để tham gia. Đào tạo quản lý được thiết kế để nâng cao khả năng đó

Với vai trò là một phương pháp xây dựng khả năng đào tạo quản lý vượt ra khỏi phương pháp đào tạo truyền thống chỉ tập trung vào việc chuyển giao kỹ năng. Được phát triển vào những năm 50 dành cho những nhà quản lý cấp cao của các tập đoàn lớn, việc đào tạo quản lý không chỉ bao gồm việc chuyển giao kỹ năng, mà còn nâng cao nhận thức, khuyến khích chuyển giao thông tin và cơ cấu lại (tổ chức dành cho việc đưa ra quyết định và tổ chức cho các hoạt động hiệu quả). Những người tham gia của chúng tôi rất muốn nói "Đây không chỉ là đào tạo về việc động viên và tổ chức việc nâng cao năng lực, mà việc đào tạo này còn là việc động viên và nâng cao năng lực.

Đánh giá tham gia

Mặc dù người động viên đầu tiên phải tiến hành một bản đánh giá về các nguồn, các tiềm năng, trở ngại và nhu cầu của cộng đồng, chiến lược về chu trình động viên đòi hỏi phải có một bản dánh giá được toàn cộng đồng tiến hành. Sau khi bản đánh giá đã được hình thành và sắp xếp, nó không cần được thực hiên cùng một lúc, mà có thể được người điều hành cộng đồng kế tiếp thực hiện hay tiếp tục.

Tất cả các kế hoạch và hành động tương lai trong mối liên hệ này phải được thực hiện dựa trên sự thật quan sát được, chứ không phải trên sự tưởng tượng hay dựa trên sự quan tâm đặc biệt của những thành phần cụ thể trong cộng đồng. Nhu cầu và tiềm năng phải được mọi người trong cộng đồng thừa nhận.

Xác định quyền ưu tiên, các vấn đề và mục đích.

Khi cộng đồng đã hoàn toàn thống nhất, và khi đã có sự tham gia của tất cả các yếu tố, bao gồm cả phụ nữ và người tàn tật cũng như những đối tượng khác ít có khả năng được tham gia đầy đủ vào các quyết định của cộng đồng, đã đến lúc toàn cộng đồng phải hành động.

Điều đó được thực hiện bằng cách đạt được một sự đồng thuận về vấn đề ưu tiên và coi đó là một cách để xác định mục tiêu ưu tiên. Kỹ năng vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết một vấn đề phức tạp là một trong những phương pháp sẽ được sử dụng ở đây

Lên kế hoạch hành động cho cộng đồng (CAP):

Cộng đồng phải nhất trí về những gì nó mong muốn đạt được trong thời gian tiếp theo, 1 năm, 5 năm (thường bằng với khoảng thời gian theo kế hoạch của địa phương). Kế hoạch có thể gồm một hay một số dự án cộng đồng.

Tổ chức một CIC, ủy ban chấp hành.

Do các chi tiết của một thiết kế dự án không thể hoàn thiện trong một cuộc họp công khai trước hàng trăm người, nên trong thực tế cộng đồng rất cần phải lập một ủy ban điều hành (ủy ban dự án, ủy ban phát triển CIC hay ủy ban thực hiện cộng đồng). Nếu việc bỏ phiếu gây ra việc phân chia bè phái, thì ủy ban nên được cả cộng đồng thống nhất lựa chọn. Ở đây người động viên phải có ý thức và thận trọng với các giá trị của cộng đồng và công việc của cộng đồng.

Người động viên sau đó cần đào tạo ủy ban về cách lập kế hoạch tham gia, việc quản lý và điều hành, để ủy ban không còn là một bí mật với tòan cộng đồng nữa. CIC nên xem xét lại việc lên kế hoạch hoạt động, bổ sung các chi tiết cần thiết, và chuẩn bị một bản thiết kế dự án để cộng đồng thông qua ( sử dụng lại các phương pháp tham gia được người động viên khuyến khích). Ở đây rất cần thiết để xem xét kỹ hơn vào chiến lược quản lý cộng đồng trong yếu tố B và kết hợp vào chu trình động viên này

Thiết kế dự án cộng đồng

Vấn đề chính trong việc đào tạo quản lý là đưa ra và trả lời các câu hỏi sau (1) Chúng ta muốn gì? (2) Chúng ta có những gì? (3) Chúng ta sử dụng những gì đang có như thế nào để đạt được những gì chúng ta mong muốn? và (4) Đều gì sẽ xảy ra khi chúng ta làm như vậy? Những câu hỏi này sẽ được triển khai chi tiết hơn tạo thành một thiết kế dự án cộng đồng. Trong phương pháp này, việc trả lời các câu hỏi này, và việc thiết kế một dự án cộng đồng, đều mang tính tham gia, ở đó được người động viên với vai trò là huấn luyện viên hướng dẫn ( là người hỏi những câu hỏi đó), và sau đó những người tham gia tạo thành nhóm để trả lời những câu hỏi này.

Một dự án là một hoạt động (hay hàng loạt những hoạt động) được cộng đồng quyết định ( với vai trò là một nhóm, được người động viên khuyến khích). Hình thức của bản thiết kế dự án giống như sau: Vấn đề là gì? Xác định mục đích là phương pháp giải quyết cho vấn đề. SMARTxác định nguồn và hạn chế; tìm ra một loạt những chiến lược để sử dụng các nguồn này, tránh những hạn chế và đạt được mục đích; lựa chọn chiến lược hiệu quả nhất, quyết định tổ chức (cấu trúc, công việc mỗi người, ngân sách, chương trình); quyết định việc quản lý, bảo cáo và đánh giá.

Đàm phán

Người động viên đang bước đi trên một con đường khá thuận lợi. Một mặt quá phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài, mặt còn lại là nhu cầu thực sự về các nguồn bổ sung mà cộng đồng cần (và với những nguồn có thể có quyền tiếp cận tới những quĩ được chuyển nhượng từ doanh thu của chính quyền trung ương hay quận, huyện). Những nơi có một bản thiết kế dự án được sử dụng như một bản đề xuất, hay một đề xuất hoàn chỉnh được người điều hành cộng đồng soạn ra, nó sẽ trở thành một công cụ đàm phán giữa cộng đồng và chính quyền bên ngoài cũng như các nguồn tiềm năng.

Thậm chí nếu không tìm kiếm các nguồn bên ngoài, cộng đồng cần đảm bảm chắc chắn rằng kế hoạch đó phải thống nhất với kế hoạch chung về môi trường địa lí, cộng đồng chung quanh, quận hay khu vực sở tại, bất cứ kế hoạch quốc gia nào và các quyền ưu tiên...Những buổi thảo luận đàm phán phải có những chủ đề này. Tất cả những bên liên quan tới dự án cộng đồng này đều phải tham gia vào công việc đàm phán. Cho dù cộng đồng tìm kiếm các nguồn, sự ủng hộ hay cả hai thì thiết kế dự án và/hay đề xuất của nó cũng là một công cụ để đàm phán.

Chuẩn bị hợp đồng và đàm phán

Có thể có bản hợp động hoặc không. Người động viên có thể trợ giúp và hướng dẫn người điều hành cộng đồng soạn thảo hợp đồng dựa trên thiết kế dự án...Ngôn từ của bản hợp đồng nên đơn giản và ngắn gọn, còn đề xuất và thiết kế dự án có thể kèm theo một bản phụ lục.

Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải là đại diện của tất cả các bên liên quan, giai đoạn này có thể kết hợp với giai đoạn đàm phán được nêu bên trên. Việc đàm phán phải đảm bảo được minh bạch hóa trước quần chúng về dự án đã được đề xuất. Tất cả các bên liên quan phải hiểu được mục đích và hành động của dự án cộng đồng. Họ cũng xác nhận tính hợp pháp của cộng đồng chịu trách nhiệm về dự án của mình.

Ký kết hợp đồng.

Các bên tham gia kết gồm đại diện của tất cả những người có quyền (điều hành cộng đồng, viên chức khu vực, những nhà lãnh đạo địa phương, các viên chức văn phòng, những người động viên). Buổi họp ký kết hợp đồng có thể là cơ hội để gặp gỡ nhau. Do đó đây cũng là cơ hội để người động viên thu hút được sự quan tâm của cộng đồng vào dự án của mình (tham gia dân sự; tham gia cộng đồng), đây được coi là một đặc điểm ứng xử bộc lộ của việc phát triển.

Nếu đảm bảo chắc chắn được rằng tất cả các bên tham gia ký kết trước đó đã nhất trí với bản hợp đồng này, thì việc ký kết có thể trở thành một nghi thức, và kể cả nghi thức quần chúng sau đó...Sắp đặt một căn phòng bên trong, như trong một lớp học, có thể được các bên tham gia ký kết đánh giá cao...Đưa nghi thức này trở thành một nghi thức quần chúng sẽ nâng cao được tính hợp pháp, và nâng cao nhận thức của quần chúng về phương pháp nâng cao năng lực cộng đồng.

Việc chi trả kịp thời đầu tiên

Nếu như đề xuất và hợp đồng có mục đích đạt được các nguồn tài chính dành cho dự án cộng đồng (và nhớ việc báo trước về tính phụ thuộc), thì người ta có thể sử dụng việc chi trả kịp thời đầu tiên là cơ hội cho các nghi thức cộng đồng (có thể trùng khớp với việc ký kết hợp đồng. Đây là một cơ hội nhằm củng cố hiện trạng dự án, và việc cộng đồng tham gia vào thiết kế.

Việc giải trí, có thể dưới dạng hát hò, khiêu vũ, chơi đàn và thơ văn, được các tổ chức văn hóa địa phương, học sinh, hay các tổ chức tình nguyện trình diễn.Đây là cơ hội để củng cố lòng tự hào và sự trung thành vào cộng đồng và các truyền thống văn hóa. Có thể mời giới báo chí đến để tuyên truyền về sự kiện này trên đài, báo địa phương, và thậm chí trên đài truyền hình trung ương...Lý do thực hiện điều đó là do sự kiện này đề cao tính minh bạch, nâng cao hiện trạng dự án và tăng cường nhận thức người dân về việc tham gia cộng đồng và nâng cao năng lực.

Tiến hành thực hiện.

Tại thời điểm này, cộng đồng và những người lãnh đạo như các chính trị gia, nhà báo sẽ quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động và kết quả của chúng (ví dụ: xây dựng nhà vệ sinh, các khu cung cấp nước, các phòng khám bệnh và trường học),cộng đồng luôn cần phải được nhắc nhở và động viên rằng việc quản lý và báo cáo cũng phải đồng nhất với hoạt động này. Đây chính là lúc lòng nhiệt tình cộng đồng có thể giảm đi hay bị triệt tiêu nếu như công việc (đặc biệt công việc liên quan tới tài chính) không minh bạch, và rõ rằng với tất cả các thành viên cộng đồng.

Trong khi mục đích của cộng đồng là có được những cơ sở vật chất, thì mục đích của chiến lược này và của người động viên là tăng cường khả năng và sức mạnh của cộng đồng, vì vậy cần quan tâm tới việc quản lý và báo cáo (phát biểu hay trên văn bản). Cũng vì thế mà đó là lúc cộng đồng nhận thức được việc cần thiết phải được đào tạo các kỹ năng liên quan tới hoạt động này (kỹ năng kế toán và tài chính, viết báo cáo, kỹ năng kỹ thuật) và đó cũng là lúc yếu tố B của chiến lược phải hợp nhất với chu trình động viên.

Quản lý và báo cáo.

Vì quản lý và báo cáo nhằm mục đích quan sát hoạt động này để có được những điều chỉnh phù hợp và tránh lạc hướng, do đó cần phải được bổ sung bằng những bản đánh giá và phân tích có chiều sâu hơn...Bao gồm những bản đánh giá về tác động của hoạt động này, và dánh gái về cách thức tiến hành, nếu như hoạt động đó đã được tiến hành, và những gì thay thế lẽ ra đã được thực hiện.

Điều này lần lượt tạo ra cơ hội để lặp lại chu trình này, do có cùng mục đích như đánh giá cộng đồng và phân tích tình hình ban đầu.

Trả dần tiếp theo

Việc chi trả các quĩ bên ngoài cho người điều hành cộng đồng nên được thực hiện theo từng giai đoạn, và phụ thuốc vào công việc được hoàn thành theo từng cấp độ.

Mặc dù điều này không được CMP của Uganda sử dụng, nhưng đó vẫn là một hình thức đảm bảo để nếu công việc bị trì hoãn thì vẫn được chi trả.

Công việc tiếp tục cho đến khi hoàn thành

Người động viên có trách nhiệm đảm bảo chắc chắn rằng việc quản lý được tiến hành khi công việc tiếp tục (đặc biệt do các thành viên của cộng đồng cũng như bởi bất cứ người có quyền nào khác)...Tính minh bạch, đặc biệt về số tiền chi trả và mục đích của chúng, là điều cần thiết để duy trì được sự quan tâm của cộng đồng và sự tin tưởng vào người điều hành cộng đồng.

Các khoản chi trả tiếp theo từ các văn phòng cung cấp các quĩ bên ngoài phải phụ thuộc vào trách nhiệm giải trình (mang tính tự thuật và tài chính), duy trì được tính minh bạch, tính trung thực, sự đáng tin cậy và tính chính trực của người chịu trách nhiệm trước cộng đồng quản lý dự án.

Buổi lễ hoàn thành chính thức.

Mặc dù buổi lễ chúc mừng là một ngày lễ đặc biệt đối với hầu hết mọi người, nhưng với người động viên đó lại là một ngày làm việc vất vả...Với tờ ngân phiếu trao trong buổi lễ, đó là cơ hội để công bố sự kiện này trước cộng đồng, để nâng cao nhận thức về nâng cao năng lực cộng đồng. Về dự án, đó là cơ hội để xác nhận tính hợp pháp và tính hợp lý của việc thúc đẩy sự tham gia vào cộng đồng và nâng cao năng lực những cộng đồng có thu nhập thấp.

Buổi lễ hoàn thành, sẽ có sự có mặt của giới báo chí và các hình thức giải trí văn hóa, cũng là một cơ hội để các thành viên cộng đồng đánh giá dự án đã được hoàn thiện, và quyết định ưu tiên tiếp theo của họ là gì, và lại bắt đầu thêm một chu trình động viên nữa.

Lặp lại chu trình

Đây không phải là một hoạt động chỉ có duy nhất một lần và vĩnh viễn. Đó là một quá trình thay đổi (phát triển) xã hội và cần được duy trì. Khi cộng đồng ở mức độ nâng cao năng lực cao hơn trước khi thực hiện chu trình đầu tiên, chu trình nên được bắt đầu lại...Hơn nữa, người động viên phải đào tạo một người thay thế bởi họ có thể rời khỏi dự án, và những người động viên này phải xác định được những người động viên hoạt động từ trong cộng đồng (họ sẽ không sử dụng các kỹ năng động viên vì lợi ích của chính mình trên việc củng cố cộng đồng), họ có thể duy trì việc thúc đẩy và liên hệ sau khi cơ quan hay bộ của người động viên chuyển đi.

Mỗi bước trong chu trình động viên liên quan tới những chu trình trước hay sau và với toàn chu trình. Các bước tuân theo một trật tự logic và thiết thực. Mỗi lần chu trình lặp lại lại được thực hiện dựa trên nền tảng đánh giá được thực hiện trong quá trình trước đó, và xây dựng dựa trên kết quả của việc củng cố cộng đồng trước đó.

Các mối liên hệ xây dựng năng lực khác.

Những mối liên hệ sau cũng là một phần của chiến lược động viên, nhưng chúng có thể được lồng vào rất nhiều điểm trong chu trình động viên. Người động viên có thể quyết định nếu như người đó có hiểu biết và nhanh nhạy với những điều kiện thay đổi trong cộng đồng.

Mục đích phát triển cộng đồng của việc động viên có thể thay đổi từ nơi này qua nơi khác. Tuy nhiên, những yếu tố chung bao gồm: xóa đói giảm nghèo, quản lý hàng hóa, thay đổi trong việc tổ chức (phát triển) xã hội, xây dựng khả năng cộng đồng, nâng cao năng lực cho những người có thu nhập thấp và bị cách li khỏi xã hội, cân bằng giới tính).

  • Việc đánh giá và phân tích những tổ chức hiện đang tồn tại trong địa phương, hội người lớn tuổi, những hội đồng khác và của phụ nữ, quay vòng tín dụng) các tổ chức, các phong trào của nhân dân, các hiệp hội đặc biệt, các tổ chức như tổ chức người khuyết tật và các nhóm dễ bị tổn thương trước, trong và sau mỗi chu trình.
  • Tăng cường các tổ chức địa phương (đảm bảo việc miêu tả và tham gia vào các công tác cộng đồng), tăng cường tham gia giới, hỗ trợ tình trạng pháp lý cho các tổ chức cộng đồng.
  • Khuyến khích các mối quan hệ hợp tác và thiết thực giữa các tổ chức: tăng cường cơ hội cho sự hợp tác và góp quĩ các nguồn địa phương (nhân lực, cung cấp vốn, đất)
  • Tạo ra thu nhập và nghề nghiệp, tập trung đào tạo tín dụng, marketing
  • Cải tiến cơ sở hạ tầng và nơi ở của người dân;
  • Các hoạt động môi trường (ví dụ: củng cố các hệ thống quản lý rác dựa trên cộng đồng nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên);
  • Quản lý và giảm nhẹ các thảm họa tham gai (trại, nơi ở và tái định cư người tị nạn)
––»«––

Để có một bản thuyết trình bằng power point về chu trình động viên có cả minh họa và tài liệu, xem Power.


© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
Thiết kế web bởi Lourdes Sada
──»«──
Cập nhật lần cuối: 2012.01.16

 Trang chủ

 Động viên