Trang chủ
 Tham Gia Đánh Giá




Ngôn ngữ khác:

'العربية / al-ʿarabīyah
বাংলা / Baṅla
Català
中文 / Zhōngwén
Deutsch
English
Español
Filipino/Tagalog
Français
Ελληνικά / Elliniká
हिन्दी / hindī
Italiano
بهاس ملايو / Bahasa Melayu
Polszczyzna
Português
Română
తెలుగు /Telugu
Tiếng Việt

                                        

Trang Khác:

Học Phần

Sơ đồ

Từ khóa

Liên hệ

Tư liệu sử dụng

Liên kết hữu ích

THÚC ĐẨY CỘNG ĐỒNG THAM GIA TỰ ĐÁNH GIÁ

Khuyến Khích Cộng Đồng Tự Đánh Giá

Bài của Tiến sĩ Phil Bartle

Dịch bởi Thu Dương


Lưu Ý Cho Người Động Viên/Khuyến Khích Cộng Đồng

Là người động viên, bạn phải làm gì để khuyến khích họ tham gia đánh giá và thẩm định về các nguồn lực và nhu cầu của chính cộng đồng mình?

Tầm Quan Trọng Của Việc Cộng Đồng Tham Gia Tự Đánh Giá

Sự tham gia của tất cả các thành viên cộng đồng trong suốt quá trình khảo sát, ghi chú, đánh giá về chính cộng đồng đó đóng vai trò trung tâm trong việc trao quyền cho cộng đồng. Vai trò thúc đẩy khuyến khích sự tham gia đó của bạn do vậy cũng hết sức quan trọng.

Nếu tất cả các thành viên trong cộng đồng không có mục tiêu và nhận thức đầy đủ về các nhu cầu, thực trạng, nguồn lực và tài sản của cộng đồng mình thì sẽ không thể đạt được sự thống nhất về các vấn đề cần ưu tiên giải quyết cũng như là những nỗ lực chung để giải quyết các vấn đề đó nhằm giúp cộng đồng phát triển và xóa đói nghèo. Tham khảo Tổ Chức Cộng Đồng Thành Một Thể Thống Nhất.

Do đó, vai trò của người động viên cộng đồng, đặc biệt là việc khuyến khích cộng đồng tự đánh giá, là rất quan trọng đối với sự tiến bộ của cộng đồng đó.

Xem Cộng Đồng Tham Gia Đánh Giá Và Các Tài Liệu Khảo Sát để hiểu thêm về vai trò của quá trình này trong việc trao quyền cho cộng đồng.

Các Kĩ Năng Cần Thiết:

Kinh nghiệm là người thầy vĩ đại nhất. Nếu bạn được làm việc cùng với một người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì bạn sẽ dễ dàng rèn luyện được cho mình những kĩ năng cơ bản.

Nếu không, bạn cần tìm hiểu càng nhiều càng tốt và tự mình thực hành những kĩ năng thúc đẩy đó để chia sẻ kinh nghiệm, kết quả với những người cùng làm công tác động viên như bạn. Một người động viên giỏi cần không ngừng học hỏi. Vậy chương tự nghiên cứu này giúp được gì cho bạn? Có rất nhiều tài liệu được đưa ra ở đây nhằm giúp bạn hiểu rõ những nguyên lí, kĩ năng và kĩ thuật bạn cần sử dụng.

Chẳng hạn, bạn có thể xem bài luận " Chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy cộng đồng tự đánh giá, chia sẻ niềm vui" của tác giả Kamal Phuyal (Nê Pan) để hiểu vì sao và làm thế nào để thúc đẩy cộng đồng tham gia đánh giá

Xem phần trình bày "Sự tham gia của cộng đồng" của Ben Fleming để tham khảo danh sách chi tiết các phương pháp và biện pháp mà bạn có thể áp dụng.

Bạn cũng nên xem "Làm thế nào để trở thành một người động viên cộng đồng"để thấy được những phẩm chất cần có của một người động viên

Xem phần "Phát huy sáng kiến/ý kiến" để biết những biện pháp đã được sử dụng rất thành công trong quá trình đánh giá cộng đồng.

Nếu bạn có kết nối Internet tốt, hãy truy cập vào những đường link những trang khác để tìm hiểu sâu rộng hơn về đề tài này. Viện Phát Triển ở Sussex Anh có rất nhiều những bài luận nhất là các nghiên cứu của Robert Chambers, được coi là nhà nghiên cứu xuất sắc nhất về phương pháp thúc đẩy cộng đồng tự đánh giá (PRA/PAR). Nếu không thể tiếp cận với các thư viện, bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy các tài liệu đào tạo về kĩ năng này trên mạng Internet. Tuy nhiên phương pháp học tốt nhất là "hành động, chia sẻ và tiếp tục hành động".

Bạn hãy bắt tay vào việc, hãy thực hành những kĩ năng mô tả trong học phần này và chia sẻ kinh nghiệm với những nhà hoạt động cộng đồng cùng lĩnh vực với bạn. Bạn cũng nên tham gia cả các buổi hội thảo về các lĩnh vực khác.

Khi bạn thực hiện vai trò lãnh đạo của mình, chẳng hạn như khi tổ chức cho các thành viên cộng đồng lập bản đồ và bảng kiểm kê, bạn phải khuyến khích được mọi thành viên cùng tham gia. Bạn tuyệt đối không được áp đặt ý kiến riêng của bạn về những nhu cầu và nguồn lực của cộng đồng đó.

Bạn phải hết sức cẩn trọng nhằm đạt được sự đồng thuận và nhất trí trong cộng đồng (xem "Thúc Đẩy Sự Thống Nhất"), cũng như để đảm bảo công việc của bạn là hoàn toàn trung thực và minh bạch. Hãy cho cộng đồng thấy rằng những thành quả đạt được (bản đồ và bảng kiểm kê) là sản phẩm của tập thể chứ không phải là những mưu toan trục lợi của cá nhân hay một nhóm người nào đó.

Khi tìm tài liệu đào tạo các biện pháp thúc đẩy này và cách thức cải thiện kĩ năng, bạn không nên xem nhẹ tài liệu Hướng Dẫn Cho Người Động Viên, mà bản copy của nó được đăng tải trên trang này. Hãy xem lại các chương trong phần Chuẩn Bị Sẵn Sàng Để Trở Thành Người Động Viên Cộng Đồng.

Tổng kết lại, các tài liệu tập huấn hiện có trên trang web ngoài học phần này đó là Phát Huy Sáng Kiến/Ý Kiến, Sự Tham Gia Của Cộng Đồng, Chia Sẻ Phương Pháp PRA, Tổ Chức Cộng Đồng Thành Một Thể Thống Nhất, Để Trở Thành Một Nhà Động Viên Cộng Đồng Sổ Tay Hướng Dẫn Cho Ngườ Hướng Dẫn.

––»«––

Đánh Giá Các Tài Sản Và Nhu Cầu Của Cộng Đồng


Minh họa 3

© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
Thiết kế web bởi Lourdes Sada
––»«––
Cập nhật lần cuối: 2012.01.17

 Trang chủ

 Sự Tham Gia Đánh Giá Của Cộng Đồng