Tweet Các bản dịch khác:
বাংলা / Baṅla |
THIẾT KẾ DỰ ÁN CỘNG ĐỒNGHướng dẫn cho người chỉ huybởi Phil Bartle, PhDPhiên dịch bởi SoTaTài liệu quan trọng trong chương nàyKhi nào lên kế hoạch, bạn thiết kế cho dự án cộng đồng như thế nào?Tóm tắt: Đây là tài liệu hướng dẫn, chủ yếu là cho những người vận động cộng đồng và những thành viên được chọn do ban quản trị cộng đồng chọn ra bởi toàn thể cộng đồng để thực hiện được hết những mong muốn của người dân trong việc lập kế hoạch và đảm nhận hoạt động. Dự án cộng đồng là một chuỗi hoạt động có tổ chức mà nó hệ thống hóa những quyền ưu tiên và mong muốn của toàn thể cộng đồng ( không chỉ là một cá nhân nào, bè phái, hay nhóm có quyền lực nào trong cộng đồng, và cũng không phải là cơ quan bên ngoài cộng đồng). Giới thiệu: Như một cộng đồng đang được vận động, và cũng như tất cả thành viên của nó tham gia trong việc lựa chon về hoạt động nào để đảm nhận và thực hiện, nó trở nên hữu ích để kết hợp những sự lựa chọn và quyết định lại với nhau vào một dự án cộng đồng. Tài liệu này hướng dẫn cho cộng đồng thiết kế một dự án. Bạn sẽ thấy hầu như những quyết định được đưa ra trong quá trình vận động và tổ chức, và những buổi họp động não được phản ánh trong việc thiết kế dự án cộng đồng.Đây là điều thận trọng; một dự án dựa trên cộng đồng nên phản ánh được lựa chọn và quyết định cho toàn thể cộng đồng. Bốn câu hỏi chính: Trong việc lập kế hoạch dự án cộng đồng, và việc tường thuật lại những kế hoạch đó trong hồ sơ dự án, điều này rất hữu ích để bắt đầu với những nguyên tắc của thiết kế dự án, hơn là giới hạn sự mô tả về những chủ đề được để kiểm soát. Những nguyên tắc được gói gọn trong bốn câu hỏi chính mà chúng được nhắc tới trong những chương khác, quản lý đào tạo, sự động não và vân vân. Bốn câu hỏi chính đó, và những sự thay đổi của chúng, được mở rộng thêm vào những chi tiết quan trọng trong tài liệu này. Như bạn xem xét lại từng câu hỏi đó, và những chi tiết có liên quan tới chúng, những câu trả lời của họ thể hiện ra từ yếu tố của bản thiết kế dự án ấy. Đừng quá chuyên sâu vào chi tiết mà quên rằng cả bốn câu hỏi ấy là một tập hợp, chúng tương tác lẫn nhau.
Đây là phép ẩn dụ cơ bản và quan trọng, một chuỗi bốn câu hỏi chính:
Cũng giống nhau, đây là một chuỗi câu hỏi được đặt trong phép ẩn dụ địa lý:
Chuỗi câu hỏi đầu tiên được hỏi trong hình thức những điều mong muốn: "What" ( điều gì) được mong muốn. Đây là một sự tiếp cận rất hữu ích nếu như quyền ưu tiên của cộng đồng có thể miêu tả dưới hình thức xây dựng, mua bán, bảo trì, sửa chửa hay sở hữu một vài "điều" gì đó có giá trị và hữu ích. Kinh nghiệm làm việc trong cộng đồng cho thấy rằng những cộng đồng có mức thu nhập thấp có thể có những quyền ưu tiên khác nhau, tuỳ theo hoàn cảnh của họ. Ví dụ như cộng đồng nông thôn nghèo thường diễn tả những mục đích ưu tiên của họ trong những điều khoản phương tiện công cộng, bệnh viện, trường học, cung cấp nguồn nước, cải thiện vệ sinh, đường đi. Người sống trong khu đô thị ổ chuột có thể mong muốn những điều tương tự ( thường là mở rộng những phương tiện hiện có ở thành thị) nhưng, cũng như, họ có thể muốn hợp nhất lại để đấu tranh cho quyền lợi cho người thuê, sự bảo vệ chống lại phá hoại và tội ác, và sự thay đổi của những luật pháp hiện hành và thực tiễn. Trong mỗi trường hợp bốn câu hỏi liên quan tới nhau như một tập hợp chặt chẽ với nhau: (1) mong muốn được xác định, (2) những nguồn lực hiện tại được xác nhận, (3) các phương tiện sử dụng những nguồn khác để đi đến những kết quả mong muốn được xác nhận, và (4) một vài ảnh hưởng và kết quả được dự đoán. Dù cho phép ẩn dụ, nguyên liệu, địa lý hay những thú khác, cả bốn câu hỏi ( và những câu trả lời trong điều khoản của thiết kế dự án) vẫn như cũ, và cũng cùng liên quan đến nhau cùng một cách. Tập hợp này và mối quan hệ giữa những câu hỏi với nhau cần được hiểu trước khi chúng ta tiếp tục mở rộng bốn câu hỏi đó vào những điều cần thiết cho bản thiết kế dự án đó. Câu hỏi mở rộng: Trong khi một bản thiết kế dự án cộng đồng được trên bốn câu hỏi giống nhau, được làm rõ bằng việc mở rộng chúng ra. Điều này không loại trừ từ những điều cốt lõi cần thiết của bốn câu hỏi đó, nhưng phát triển chúng. Vì bản thiết kế dự án được miêu tả như một tài liệu văn bản, những câu hỏi này ( theo danh sách mở rộng) dùng như các chương hay mục của tài liệu thiết kế.
Phiên bản mở rộng, thiết kế dự án, cũng cùng chung những câu hỏi chính.
Câu hỏi quản lý " Chúng ta muốn gì?" được mở rộng trong ba điều đầu tiên của danh sách mở rộng:
Những mục tiêu của chúng ta xác định rõ những gì chúng ta muốn. Chúng phản ứng lại những vấn đề ưu tiên của cộng đồng. Câu hỏi quản lý " Chúng ta có gì?" mở rộng trong:
"Những gì chúng ta có" có thể chia thành hai loại: (1) những gì chúng ta có là hữu ích và có giá trị ( nguồn lực) và nó sẽ giúp chúng ta có được những gì chúng ta muốn, và (2) những gì chúng ta có sẽ ngăn cản ta trong việc đạt được những gì chúng ta muốn ( khó khăn, ràng buộc). Đây có thể là hai chương hay mục riêng biệt của bản thiết kế dự án. Câu hỏi "Làm thế nào chúng ta sử dụng những gì mình có để đạt được những gì chúng ta muốn?", được mở rộng trong ba câu hỏi dưới đây:
Chỉ có một chiến lược ( chỉ có một con đường để đạt được các mục tiêu) được mong muốn và cần thiết. Như việc đưa vào buổi họp Brainstorm ( tạm dịch là động não) tạo ra thêm một vài giải pháp thay thế và sau đó chọn một là cách để quyết định tiến hành hơn là tham gia. Các quy trình tổ chức là trách nhiệm của người vận động, và nên được dựa trên các mục tiêu và chiến lược lựa chọn một cách hợp lý bởi cộng đồng. Còn câu hỏi " Làm thế nào chúng ta sẽ đạt được điều ta muốn với những thứ ta có?" cũng bao gồm luôn ngân sách. Ngân quỹ mỗi ngày nên được đạt trong phụ lục. Mỗi hàng trong chi tiêu chi tiết nên tổng chi phí cho từng loại quỹ. Mỗi hàng nên được nhóm lại theo những mức giá tương tự nhau ( ví dụ như lương bổng, xe cộ, truyền thông, nguyên liệu, phương tiện). Nếu như bạn có thể phân biệt giữa các món có thể không tiêu thụ hết được ( tức là các thiết bị có thể sử dụng lại sau này) và có thể tiêu thụ hết ( tức là nguồn cung cấo được sử dụng hết). Ngân sách nên được ước tính thực tế của tất cả chi phí liên quan đến việc triển khai và điều hành dự án. Nếu có thể chứng minh khả năng cho sự tự hỗ trợ cuối cùng, hay hỗ trợ từ các nguồn lực khác hơn một nguồn mà bạn đang áp dụng. Chi phí ước tính cũng nên được chia ra trong những phạm trù hợp lý ( dòng sản phẩm) như là lương bổng, sự cung cấp và nguyên liệu; thiết bị; du hành và lương ngày; thuê; điện thoại. Sự đóng góp tự nguyện làm nên dụ án bởi chính bản thân bạn và các thành viên của tổ chức của bạn nên được liệt kê và ước tính càng chặt chẽ càng tốt trong các điều khoản tiền bạc. Xác định rõ các cơ sở vật chất có sẵn hay được làm sẵn cho dự án. Xác định rõ những tranh thiết bị và nguồn cung cấp hiện có của tổ chức bạn mà nó sẽ được sử dụng cho dự án này. Bao gồm luôn cả các yếu tố đầu vào được dùng cho dự án này từ chính phủ hay từ các tổ chức khác. Câu hỏi thứ tư, " Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta thực hiện điều đó?" mở rộng vào những câu hỏi quan trọng trong bản dự án thiết kế. Đây được tóm tắt lại do:
Ba điều khác nhau này, nhưng chúng liên quan với nhau. Chừng cần thiết, mặc dầu chúng là điều mà mọi người thường được bỏ qua bởi những người vận động và lãnh đạo cộng đồng thiếu kinh nghiệm. Sự theo dõi có nghĩa là quan sát quá trình liên tục của dự án như nó được bắt đầu ( đang được " triển khai thực tế"). Không chỉ hoạt động được lập, cũng như kết quả của hoạt động, cần phải được theo dõi. Điều này là cần thiết để giữ dự án theo kịp tiến độ. Báo cáo là phương tiện ( lời nói và cả văn bản) của việc giữ cho tiền đặt cọc của mọi người cho sự theo dõi. Sự đánh giá là phán quyết về chuyện gì đang xảy ra ( và " tác động" hay kết quả của hành động) tđể thay đổi kế hoạch, mục đích, mục tiêu hay chiến lược nếu cần. Sự theo dõi nên được thực hiện bởi:
Thiét kế dự án nên giải thích những thành tựu sẽ được cân nhắc như thế nào và chúng sẽ được xác minh ra sao. Việc chuẩn bị và báo cáo của những bản báo cáo phải được quyết định và miêu tả trong bản thiết kế dự án. Nên có sự nhấm mạnh trong bản báo cáo kết quả, hay kết quả đầu ra, tức là những ảnh hưởng của dự án, như là so sánh những mục tiêu được xác định trong bản dự án đề nghị của bạn, không chỉ là báo cáo về những hoạt động dự án ( trong đó có yếu tố đầu vào). Ngoài những yếu tố cần thiết: Trong khi bốn câu hỏi quản lý chính, và sự mở rộng vào một tá hay những chương thiết kế dự án, cùng với những sự cần thiết của thiết kế dự án cộng đồng, có ít yếu tố khác mà bạn có thể thêm vào bản thiết kế. Hầu như những yếu tố thêm vào được liệt kê và miêu tả ở chương khác, Đề xuất dự ánĐó là vì có sự pha trộn các hoạt động giữa thiết kế một dự án và đạt thêm khoản thu cho nó. Thêm chúng vào bản thiết kế dự án này cải thiện những sự hiểu biết các đề xuất dự án, và làm rõ bất kỳ câu hỏi gì mà thành viên trong cộng đồng có thể hỏi về điều đó. Hơn thế nữa, chúng ta đôi khi cũng bỏ qua một điều rằng, cho dự án dựa trên cộng đồng, nhà tài trợ quan trọng nhất là chỉnh bản thân những thành viên trong cộng đồng. Thời gian, năng lực, trí tuệ và tư duy được góp vào bởi những uỷ ban điều hành cũng đặt chúng lên vị trí cao nhất của danh sách tài trợ. Khi một thiết kế dự án được tạo nên, nó nên đáp ứng được những mong muốn của cộng đồng ( như được tạo bởi chương động não ). Khi bản thiết kế được hoàn thành, và tài liệu dự án được nhập và sẵn sàng, nó nên gửi lại cho cộng đồng những phản hồi, và cho phép công chúng giám sát, để nó có thể được xác nhận rằng nó phản ánh thành thật được những quyền ưu tiên của toàn thể cộng đồng.
Những yếu tố khác có thể dược thêm vào bao gồm:
Miêu tả các yếu tố được thêm vào sẽ không nhắc đến ở đây. Xem ở Các đề xuất dự án cho phần mô tả chúng, và tại sao chúng có thể được bao gồm. Kết luận: Khi toàn thể cộng đồng quyết định dựa trên hoạt động ưu tiên của nó, điều này có thể được miêu tả như một dự án. Một dự án nên được thiết kế kỹ càng. Yếu tố trọng tâm của bản dự án nên là thành quả của việc động não bởi người huy động, những chi tiết thì tiến triển bởi uỷ ban điều hành được chọn bởi cộng đồng. Các phần hướng dẫn ở trên cho thấy rằng những yếu tố quan trọng của thiết kế là tạo ra từ bốn câu hỏi quản lý chính đó. Những yếu tố khác bên ngoài những điều cần thiết đó ( mà nó sẽ giúp xác định bản chất của dự án đến cộng đồng và những nhà tài trợ khác) cũng được liệt kê. ––»«––Phụ lục: Phác thảo mô hình của thiết kế dự án
Dưới đây là bản mẫu hay phác thảo tạm thời của bản thiết kế dự án: ––»«––Lập kế hoạch cho dự án: © Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle ––»«–– |
Trang chủ |
Thiết kế dự án |