Trang chủ
 Lên ý tưởng




Các bản dịch khác:

'العربية / Al-ʿarabīyah
Bahasa Indonesia
Català
中文 / Zhōngwén
Deutsch
English
Español
Français
Ελληνικά / Elliniká
Italiano
日本語 / Nihongo
한국어 / Hangugeo
بهاس ملايو / Bahasa Melayu
Português
Română
Русский
Српски / Srpski
Tiếng Việt

                                        

Trang Khác

Học Phần

Sơ Đồ Trang

Từ Khóa

Liên Hệ

Tài Liệu Hữu Ích

Liên Kết Hữu Ích

Nội dung:

Nội dung:

Nội dung:

Nội dung:

CHUYẾN VIẾNG THĂM MỘT BUỔI LÊN Ý TƯỞNG

bởi Tiến sỹPhil Bartle

Dịch bởi Vũ Diễm Hằng


Những lưu ý dành cho các cố vấn viên

Làm thế nào để biến buổi lên ý tưởng thành một công cụ để đạt được quyết định chung của cả nhóm

Tóm tắt:

"Lên ý tưởng" là một công cụ then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Tài liệu này sẽ thảo luận một vài lập luận đằng sau những quy luật và việc tổ chức một buổi lên ý tưởng. Tài liệu này cũng chỉ ra sự liên kết giữa việc lên ý tưởng và mục đích chung: xây dựng hay phát triển kĩ năng của những cộng đồng có thu nhập thấp.

Giới thiệu:

Hai trang tài liệu về "lên ý tưởnglà một bản phác thảo - một công thức hướng dẫn - nhắm giúp cho các tập huấn viên biết cách thúc đấy buổi lên ý tưởng để phát triển khả năng của cộng đồng. Tài liệu này không bao gồm các học thuyết hay giải thích cho các nguyên lý. Đây là tài liệu bổ sung cho hai trang tài liệu về "lên ý tưởng", và đặt ra một số câu hỏi tại sao buổi lên ý tưởng lại được tổ chức theo cách này, và các quy luật cơ bản có ảnh hưởng như thế nào lên các mục tiêu cụ thể của buổi lên ý tưởng cũng như việc xây dựng kĩ năng nói chung.

Việc lên ý tưởng bao gồm các yếu tố sau:
  • các quyết định chung của cả nhóm;
  • vai trò của người cố vấn;
  • quy luật "không chỉ trích" và "không nói chuyện riêng";
  • việc sử dụng bảng hay giấy treo trên tường;
  • nội dung và thứ tự các chủ đề;
  • quá trình sắp xếp thứ tự ưu tiên; và
  • quá trình kêu gọi tổ chức và hành động.

Lên ý tưởng là một công cụ tiềm năng để đạt tới mục tiêu chung; nâng cao sức mạnh của những cộng đồng có thu nhập thấp (sự phát triển bền vững). Việc này giúp phát triển cộng đồng, hình thành khả năng đưa ra những quyết định quan trọng về số phận của chính cộng đồng đó, và đóng vai trò hợp pháp trong quá trình dần chủ của dân tộc và thế giới. Giống như tất cả các công cụ khác, những người sử dụng phải nắm vững công cụ đó và sử dụng nó một cách phù hợp nếu như công cụ đó mang lại nhiều lợi ích hơn điều có hại.

Những quyết định mang tính sáng tạo của cả nhóm:

Mục đích của một buổi lên ý tưởng là để thiết lập một môi trường cho cả nhóm, chứ không phải một cá nhân, đi đến quyết định hoặc một tổ hợp các quyết định bởi cả nhóm và vì cả nhóm. Nó hạn chế sự thống trị của bất kì một cá nhân hay một bộ phần nào đó trong nhóm. Nó thúc đẩy sự tham gia của các thành viên trong nhóm, với sự khích lệ trước tiên từ chính những cá nhân không thường xuyên tham gia vào các buổi lên ý tưởng (vì bất kì lí do gì)

Mục đích trước mắt của mỗi buổi lên ý tưởng không phải là "sự sáng tạo". Những cách giải quyết mang tính đột phá và sáng tạo luôn được chào đón và khuyến khích, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là buổi lên ý tưởng sẽ thất bại nếu không tìm ra được ý tưởng mới mẻ nào . (Trong cả quá trình vận động, sự sụp đổ về ý tưởng và niềm tin - những thứ gây cản trở cho việc củng cố cả quá trình, cũng như việc giới thiệu những ý tưởng mới có lợi cho sự phát triển của cộng đồng tới cả nhóm đều được khuyến khích ). Một vài ý tưởng có thể là hoàn toàn mới lạ với cả nhóm, ví dụ như mọi người có quyền và trách nhiệm đưa ra những quyết định có liên quan đến chính họ, hay sống thụ động không phải là trách nhiệm của mọi người, rằng không làm gì cả không phải là ý nguyện của Chúa dành cho mọi người, rằng gìn giữ bản sắc văn hoa không có nghĩa là giữ khư khư lấy những hủ tục, rằng con người không cần cam chịu chấp nhận bệnh tật, nghèo đói và sự áp bức. Một số ý kiến có thể là mới mẻ đối với cả nhóm tham gia nhưng lại không hề sáng tạo, mới mẻ đối với toàn thế giới.

Việc tham gia vào các buổi lên ý tưởng được đánh giá cao hơn sức sáng tạo. Sự sáng tạo của cả nhóm được đề cao hơn sự sáng tạo của cá nhân trong suốt buổi lên ý tưởng.

Mục đích là để tạo ra một buổi lên ý tưởng nhằm khích lệ mọi người tham gia vào quá trình đưa ra quyết định trong nhóm. Những quyết định được đưa ra trong buổi lên ý tưởng phải là những quyết định quan trọng có tầm ảnh hưởng tới cả cộng đồng, hay cả nhóm. (Đó không phải chỉ là một bài tập ở trường)

Những quy định căn bản được đặt ra trong buổi lên ý tưởng nhằm đạt đến một môi trường thực sự khuyến khích những sự tham gia (vào quá trình đưa ra quyết định) của những thành viên không thường xuyên.

Vai trò của người cố vấn:

Vai trò của người cố vấn trong buổi lên ý tưởng là rất cần thiết. Một tập hợp những người không có tổ chức chắc chắn sẽ không thể đưa ra những quyết định quan trọng của cả nhóm, cũng như không thể đảm bảo rằng những quyết định đó bắt nguồn từ tất cả các thảnh viên, đặc biệt là những người có xu hướng không tham gia vào buổi lên ý tưởng.

Cấu trúc của buổi lên ý tưởng cũng cần thiết; ví dụ những quy luật căn bản và thủ tục có trật tự sẽ giúp cho cả quá trình diễn ra đúng như đã định. Vai trò của người cố vấn trước tiên là để đảm bảo rằng có tồn tại cấu trúc của buổi lên ý tưởng và cấu trúc đó sẽ được duy trì. Sau đó, người cố vấn phải chứng minh rằng các quyết định là do cả nhóm những người tham gia, không phải do người cố vấn, và cũng không phải do một bộ phận hay bất kì cá nhân nào trong nhóm. Điều này được đảm bảo bởi cấu trúc của buổi lên ý tưởng, và đó là một sản phẩm từ những việc làm của người cố vấn nhằm giúp các thành viên trong nhóm đưa ra ý tưởng.

Người cố vấn cần rất nhiều kĩ năng và kinh nghiệm làm lãnh đạo. Có được những kĩ năng này, và thực hành chúng trong các nhóm cộng đồng vận động và có tổ chức, điều quan trọng là người cố vấn không sử dụng sai lệch những kĩ năng đó vì lợi ích cá nhân cũng như chính trị. Người cố vấn có van trò dẫn dắt một tập hợp những cá nhân không có tổ chức thông qua quá trình nhào nặn và hình thành nên một nhóm để đưa ra quyết định. Quá trình tổ chức một buổi lên ý tưởng có trình tự "từ trên xuống dưới": người cố vấn, chứ không phải người tham dự sẽ giới thiệu về các hoạt động, nhưng những hoạt động đó được sắp xếp để dẫn dắt cả nhóm đến việc đưa ra quyết định chung (trật tự "từ dưới lên trên").

Quy luật "Không chỉ trích" và "Không nói chuyện riêng":

Trong một hệ thống chính trị có tính dân chủ, con người có quyền phê bình, chỉ trích, và thậm chí còn được khuyến khích làm như vậy, đặc biệt là những người dân thường chỉ trích những nhà lãnh đạo của họ ngay khi những nhà lãnh đạo này có dấu hiệu xa rời nguyện vọng của dân. Tuy nhiên, trong cấu trúc cũng như việc tổ chức buổi lên ý tưởng, sự công khai chỉ trích cần được ngăn chặn.

Khích lệ những người còn e dè.
Người cố vấn phải khuyến khích mọi ý tưởng, kể cả những ý tưởng ngớ ngẩn. Một vài thành viên có thể sẽ đưa ra một ý tưởng ngớ ngẩn. Không vấn đề gì. Đừng bình luận hay đánh giá; hãy cứ viết chúng lên bảng.

Trong quá trình sắp xếp thứ tự ưu tiên (xem ở dưới), những ý tưởng không mấy hữu ích sẽ bị gạt bỏ. Việc những ý tưởng đó lên bẳng chẳng gây ra điều gì có hại, trong khi đó lại khuyến khích những thành viên còn e dè tham gia vào buổi họp. Sau khi họ nhận ra rằng những ý tưởng đó sẽ không được giữ lại, và không được kì vọng là sẽ bảo vệ ý kiến của họ, họ nhiều khả năng sẽ tích cực tham gia hơn. (Người cố vấn đã xây dựng một môi trường an toàn). Sự công khai chỉ trích sẽ bị trì hoãn và giải quyết chỉ khi những ý kiến ít hữu ích đã được lược bỏ. Bằng phương pháp này, sự đáng tin của những ý kiến này có thể bị nghi ngờ, nhưng lòng tin của các thành viên là điều không phải bàn cãi.

Cuộc nói chuyện riêng là cuộc nói chuyện & thảo luận giữa các thành viên. Khi một người đưa ra ý kiến, người cố vấn nên bình tĩnh viết ý kiến đó lên bảng, không đưa ra bất kì phản ứng nào khác, đáp lại hay bình luận, và cũng đừng cho phép bất kì ai khác làm vậy. Điều này sẽ thúc đẩy một quan niệm quan trọng rằng người cố vấn hoàn toàn không thiên vị, và không có ý định áp đặt ý tưởng của mình lên cả nhóm, mà đang cố mang lại sự lựa chọn cho cả nhóm.

Trong những buổi (không phải lên ý tưởng) thông thường, trò chuyện và thảo luận được khuyến khích, nhưng trong buổi lên ý tưởng, những điều này là không phù hợp. Chúng vừa mất thời gian lại vừa có thể dẫn đến việc lạc đề, khiến các thành viên trong nhóm mất tập trung; và chúng có xu hướng cổ vũ những thành viên năng động và ít e dè hơn trong nhóm, các thành viên ít nói hơn sẽ bị bỏ lại.

Hơn cả buổi lên ý tưởng, sự vận động đó nhằm để khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của các nhóm và những người có thể đã bị loại trừ một cách có hệ thông khỏi quá trình đưa ra quyết định trong cộng đồng trong quá khứ. Những nhà vận động đã thực hiện nhiều nghiên cứu về cộng động là đến thời điểm này, họ chắc chắn đã hiểu biết rõ hơn về tính chất của cộng đồng.

Những nhóm người bị loại trừ bao gồm: phụ nữ, một vài lứa tuổi (già, trẻ), người tàn tật (về thể xác, về tinh thần), người nghèo và yếu kém, những người trầm lặng (e dè và thiếu tự tin), dân tộc thiểu số, những người mù chữ, những người dễ bị tổn thương và bị cách ly khỏi cộng đồng. Trong quá trình kêu gọi đưa ra các ý tưởng, cá nhân người cố vấn cần gọi cả những người này nếu họ không chủ động đưa ra ý tưởng.

Người cố vấn cần nhắc nhở các thành viên rằng chỉ trích và trò chuyện riêng là những quy định chỉ áp dụng trong buổi lên ý tưởng, và chỉ bị hạn chế trong thời gian đó; bên ngoài buổi lên ý tưởng, cả việc chỉ trích và trò chuyện riêng đều được cho phép.

Cách sử dụng bảng hoặc giấy treo trên tường:

Quá trình đưa ra quyết định (trong buổi lên ý tưởng) là để hướng tới thành công chung của cả nhóm. Chiếc bảng có vai trò hỗ trợ người cố vấn trong việc phát triển quan niệm rằng quyết định là do cả nhóm, không phải do một cá nhân.

Từ "bảng" sử dụng trong tài liệu và trong học phần này, có thể hiểu theo nhiều cách. Ở thời đại công nghệ cao, đó có thể là một chiếc máy chiều, người cố vấn sẽ sử dụng một chiếc màn chiếu trong suốt buổi. Thứ phổ biến nhất, đó là bảng trằng và một chiếc bút dạ. Tại các trường học địa phương ở vùng sâu vùng xa, có thể sẽ có bảng đen (đôi khi chỉ là một tấm gỗ dán được sơn đen, không dễ để viết lên đó) và người cố vấn sử dụng phấn để viết những ý tưởng của các thành viên. Nếu không có những thứ trên, hãy sử dụng một cái que để viết lên đất hoặc cát.

Khi các nhóm đều mù chữ, hình vẽ và biểu tượng sẽ rất có ích. Những người cố vấn có thể đầu tư vào nguyên vật liệu bằng cách sử dụng một tập hợp các hình ảnh và tranh vẽ và dính lên bảng (ví dụ những bức tranh bằng nỉ gắn lên một cái bảng bọc nỉ). Người vận động nên làm quen với văn hóa của cộng đồng. Các nghiên cứu cho thấy rằng một bức tranh có thể rõ ràng với những người thuộc nền văn hóa này, nhưng với một nền văn hóa khác, nó lại được hiểu theo cách hoàn toàn khác.

Việc sử dụng bảng và bút/phấn là một phần quan trọng trong cả quá trình; nó giúp đưa ra các quyết định một cách khách quan và công tâm nhất, ít thiên lệch về phía bất kì cá nhân nào. Quá trình này sẽ chẳng có hiệu quả gì nếu như mọi thứ chỉ dừng lại ở lời nói. Khi những ý kiến ngớ ngẩn được viết ra, sau đó bị xóa đi hay lờ đi, sẽ chẳng ai cảm thấy mất mặt.

Vì những lí do trên, bảng và bút/phấn là những yếu tố cần thiết cho cấu trúc và quá trình của buổi lên ý tưởng.

Nội dung và Thứ tự các chủ đề:

Bất kì nhóm quyết định nào cũng có thể được lựa chọn. 3 nhóm được trình bày dưới đây đều liên quan tới các dự án cộng đồng:

Phiên bản một:
  • Chúng ta muốn gì?
  • Chúng ta có gì?
  • Chúng ta sẽ làm thế nào với những cái có sẵn để đạt được cái mà chúng ta muốn?
  • Cái gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thực hiện những điều đó?

Phiên bản hai:
  • Chúng ta muốn đi đến đâu?
  • Chúng ta đang đứng ở đâu?
  • Chúng ta sẽ làm thế nào để đi từ nơi chúng ta đang đứng đến đích của mình?
  • What will happen when we do?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm như vậy?
  • Vấn đề là gì?
  • Xác định mục đích chính là cách giải quyết vấn đề đó;
  • Đơn giản hóa đích đó thông qua một nhóm các mục tiêu (THÔNG MINH);
  • Xác định các nguồn lực và các trở lực;
  • Đưa ra một nhóm các chiến lược để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tránh các trở lực và đạt được mục tiêu;
  • Chọn ra chiến lược hiệu quả nhất;
  • Decide upon organization (structure, who does what, budget, schedule); and
  • Quyết định dựa trên sự giám sát, báo cáo và đánh giá.

Hai phiên bản đầu tiên là bốn câu hỏi cần thiết cho quá trình đào tạo quản lý. Chúng đều mang một ý nghĩa chung nhưng được trình bay qua các cách nói khác nhau. Xem Bốn câu hỏi then chốt của quá trình Đào tạo Quản lý. Phiên bản thứ 3 vẫn là nhóm câu hỏi đó nhưng được phát triển thành một dạng thức chung cho bản phác thảo một dự án (thường được sử dụng như một dự án dự kiến). Xem Phác thảo dự án.

Điều quan trọng là phải có nội dung, hoặc một nhóm các chủ đề để cả nhóm sẽ đưa ra quyết định liên quan tới nội dung/chủ đề đó. Buổi lên ý tưởng sẽ không đạt được mục đích nếu như cả nhóm được tập hợp lại với nhau và được bảo rằng hãy đưa ra một tá các quyết định mang tính sáng tạo. Họ sẽ hỏi "Quyết định cái gì?"

Trong mỗi phiên bản ở trên, mỗi gạch đầu dòng là một phần của quá trình đưa ra quyết định. Người cố vấn đặt các câu hỏi, sau đó đề nghị những người tham gia cho biết ý kiến (nhắc lại các quy định cơ bản nếu cần thiết). Khi mỗi thành viên đưa ra ý kiến, dù ý kiến đó có ngớ ngẩn hay không chính xác, người cố vấn vẫn cứ viết ý kiến đó lên bảng. Viết chúng lên bảng sẽ khiến cho chính những thành viên đó có cái nhìn rõ hơn về ý kiến của mình và dễ dàng gạt bỏ chúng.

Cả ba phiên bản được liệt kê ở đây đều dẫn tới hành động, hoặc ít nhất cũng dẫn tới khả năng rằng người cố vấn rơi vào vị trí phải tổ chức cho cả nhóm hành động. Đó là một cách mà "đào tạo quản lý" sẽ còn hơn cả truyền đạt kinh nghiệm mà còn bao gồm tổ chức và vận động. Xem Tập huấn các nhà hoạt động. .

Quá trình "Ưu tiên hóa":

Ở mỗi phần của cả buổi, sau khi tất cả các ý kiến đã được đưa ra, và người cố vấn đã viết chúng lên bảng, hãy chọn ra những ý kiến cần được ưu tiên.

Ban đầu, người cố vấn đề nghị cả nhóm giúp anh ta sắp xếp lại những ý kiến đó. Những ý kiến giống nhau về nội dung, chỉ khác về cách trình bày sẽ được nhóm lại, hoặc những ý kiến lặp lại sẽ bị xóa đi. Những ý kiến tương tự nhau cũng được nhóm lại. Sau đó, chúng sẽ được sắp xếp thứ tự, những ý kiến quan trọng sẽ được viết lên góc trên của bảng. Người cố vấn đề nghị cả nhóm giúp anh ta quyết định xem ý kiến nào cần được ưu tiên ("được sự ưu tiên" sẽ hạn chế ý niệm rằng ý kiến này "tốt hơn" ý kiến khác, rằng thành viên này tốt hơn thành viên khác, giúp giữ thể diện cho tất cả những người mà ý kiến của họ về sau sẽ bị gạt bỏ).

Điểm quan trọng cần phải chú ý, đó là, ở giai đoạn này, trí nhớ ngắn hạn rất hữu ích. Tên của người đưa ra ý kiến sẽ không được nhắc tới. Điều này giúp hạn chế việc ai đó nhìn nhận các ý kiến từ góc độ cá nhân. Khi tất cả những ý kiến ngớ ngẩn được viết vào góc dưới của bảng, sẽ chẳng ai cảm thấy bị tổn thương hay bị xúc phạm; trọng tâm của giai đoạn này là quá trình sắp xếp thứ tụ ưu tiên, và chọn ra ý kiến quan trọng nhất.

Quá trình này đòi hỏi những kĩ năng thu được thông qua kinh nghiệm của chính người cố vấn. Việc người cố vấn nhắc nhở cả nhóm rằng những ý kiến ấy do chính họ đưa ra là rất quan trọng. Trong buổi lên ý tưởng, khi cả nhóm thống nhất một thứ tự ưu tiên, người cố vấn sẽ nhắc lại với họ rằng những ý tưởng đó là của chính họ (chứ không phải của người cố vấn). Người cố vấn cần đóng một vai trò dẫn dắt trong việc xây dựng nên cấu trúc, quá trình (những quy định cơ bản, và buổi lên ý tưởng sẽ được chỉ đạo như thế nào), tuy nhiên anh ta cũng nên nói rõ rằng nội dung (của quá trình đưa ra quyết định chung của cả nhóm) bắt buộc phải xuất phát từ chính các thành viên.

Kêu gọi tổ chức và hành động:

Mặc dù lên ý tưởng là một kiểu buổi tập huấn, tuy nhiên mục đích của nó không phải là đào tạo về kĩ năng đưa ra quyết định chung của nhóm. Đó cả một quá trình đi đến quyết định của cả nhóm.

Câu hỏi số ba ở cả hai phiên bản trong số bốn câu hỏi được liệt kê ở trên - câu hỏi "Như thế nào" được đặt ra. Trong phiên bản thứ ba, câu hỏi thứ hai từ dưới lên là một cách hỏi khác của câu "Như thế nào?" Cách thức làm thế nào để đạt được những mục tiêu đề ra là sự lựa chọn dành hoặc quyết định dành cho cả nhóm.

Nếu như đây chỉ là một buổi lên ý tưởng ở trường hay ở một học viện đào tạo, có lẽ những người tham gia sẽ chỉ cần trình bày hay viết ra những lời khuyên của họ về việc sẽ tổ chức như thế nào để đạt được những mục tiêu hàng đầu. Ngược lại, trrong quá trình quản lý nhằm tăng thêm sức mạnh cho công đồng hay nhóm cộng đồng, mục đích của buổi đó là thực sự xây dựng và tổ chức để cả nhóm có thể thực hiện được những mục tiêu của mình. Hãy nhớ rằng "Đây là buổi đào tạo để hành động."

Kết quả của buổi đó sẽ là cả nhóm không chỉ chọn ra được những mục tiêu hàng đầu mà còn được tổ chức theo cách nào đó để có thể đạt được các mục tiêu đề ra.

Kết luận:

Hai trang tài liệu miêu tả việc lên ý tưởng trông có vẻ khá đơn giản, và những quy định cơ bản cũng như thủ tục cần thiết đối với người cố vấn tương đối rõ ràng và đơn giản, mặc dù có hơi áp đặt. Nguyên nhân đằng sau những điều đó hoàn toàn trái ngược với sự độc tài, mà là để giúp cho một nhóm có thể cùng nhau đưa ra quyết định của riêng mình, và những lý do mang tính xã hội thì không hề đơn giản. Chúng tôi hy vọng rằng những lời giải thích ở trên có thể khiến cho các bạn hiểu rõ hơn những lý do chúng tôi đưa ra.

––»«––

Một buổi lên ý tưởng:


Buổi lên ý tưởng

© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
Thiết kế web bởi Lourdes Sada
––»«––
Cập nhật lần cuối: 2012.01.12

 Trang chủ

 Lên ý tưởng