Các bản dịch khác:
Trang Khác
Nội dung:
Nội dung:
|
LÊN Ý TƯỞNG TRÌNH TỰ VÀ QUÁ TRÌNH
dịch bởi Vũ Diễm Hằng
Hướng dẫn về phương pháp
Phương pháp huấn luyện cộng đồng vững mạnh
Những
hướng dẫn này sẽ giúp bạn dẫn dắt cả nhóm đi đến quyết định
với sự nhất trí cao. Phương pháp này có thể được sử dụng trong
buổi gặp mặt cộng đồng, trong buổi họp các đại diện của một
tổ chức vì cộng đồng trong số các giám đốc của một tổ chức
phi chính phủ, trong một ban ngành chính phủ hay Liên hợp quốc, buổi
họp giám đốc các cơ quan, với từ 5 đến 200 người tham gia.
Trong
khi bạn cần phải có những phẩm chất lãnh đạo để có thể tổ
chức một buổi họp và cần phải rất kiên quyết đảm bảo rằng
hình thức và những quy luật cơ bản của buổi họp phải được
tuân thủ (ví dụ như không được chỉ trích hay nói chuyện riêng).
Bạn sẽ phải chắc chắn rằng những quyết định được đưa ra
phải là do cả nhóm, không phải do bạn áp đặt ý kiến của mình
lên những người còn lại. Bạn thúc đẩy quá trình đưa ra quyết
định một cách sáng tạo.
Mục đích của việc lên ý tưởng:
Muc
đích của mỗi buổi lên ý tưởng là để cả nhóm có thể xác định
được vấn đề, tìm cách can thiệp và đưa ra giải pháp tốt nhất
để giải quyết vấn đề đó.
Yêu cầu:
- Có một vấn đề cần giải quyết
- Một
nhóm i có khả năng làm việc chung với nhau bao gồm từ 5 đến mười
người (ví dụ như những tập huấn viên, những công nhân mỏ, một
hiệp hội thương mại), thậm chí lên tới vài trăm người trong một
buổi họp của khu phố.
- Một
cái bảng, những tờ giấy khổ lớn, hoặc cái gì đó dễ nhìn, và
một cái gì thật lớn để viết lên đó; và
- Một
người cố vấn (chính bạn). Đó là người có nhiệm vụ giúp mọi
người đưa ra ý tưởng, không phải là người áp đặt quan điểm
của cá nhân mình lên người khác, tuy nhiên nhờ các kĩ năng lãnh
đạo của mình vẫn giữ được trật tự và mục đích của buổi
họp.
Những quy định cơ bản
- Người cố vấn sẽ điều hành mỗi buổi họp
- Người cố vấn sẽ kêu gọi những người tham gia đưa ra ý tưởng, quan điểm
- Không chỉ trích (ý kiến của người khác); và
- Tất cả các ý kiến nên được ghi lại lên bảng (kể cả những ý kiến không tưởng nhất)
Thủ tục:
- Xác định vấn đề
- Thu thập quan điểm của mọi người xem vấn đề nào là quan trọng nhất
- Không trỉ chích (ý kiến của người khác)
- Viết tất cả các vấn đề được nêu ra lên bảng
- Nhóm các vấn đề giống nhau hoặc có liên quan với nhau lại, sau đó
- Sắp xếp chúng và liệt kê theo thứ tự ưu tiên (những cái quan trọng nhất được viết lên trên cao)
- Xác định mục đích
- Phản biện lại định nghĩa về vấn đề (đó là cách giải quyết)
- Tìm ra cách giải quyết vấn đề được định nghĩa ở trên chính là mục đích
- Xác định mục đích chính là cách giải quyết vấn đề nêu ra
- Viết mục đích đó lên bảng; sau đó
- Nhắc nhở cả nhóm rằng mục đích là thứ mà cả nhóm đã lựa chọn
- Xác định mục tiêu
-
- Giải thích sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu
- Người cố vấn nên biết điều này: (Xem SMART;
mục tiêu là thứ có thể đo đếm được, xác định và có thời
gian hoàn thành).
- Đề nghị cả nhóm đưa ra các mục tiêu
- Viết tất cả chúng lên bảng
- Không chỉ trích (ý kiến của người khác)
- Nhóm các mục tiêu giống nhau hoặc liên quan với nhau lại
- Sắp xếp và liệt kê chúng theo thứ tự ưu tiên (cái quan trọng nhất được viết lên cao)
- Nhắc nhở cả nhóm rằng họ đã đưa ra các mục tiêu hàng đầu
- Xác định các nguồn lực và các trở lực
- Đề nghị cả nhóm liệt kê các nguồn lực và các trở lực
- Viết tất cả các nguồn lực và trở lực đó lên bảng
- Không chỉ trích (ý kiến của người khác)
- Nhóm các nguồn lực giống nhau hoặc liên quan với nhau lại
- Sắp xếp và liệt kê chúng theo thứ tự ưu tiên (cái quan trọng nhất sẽ được viết lên trên cao)
- Nhắc nhở cả nhóm rằng họ, chứ không phải bạn, đưa ra danh sách đó
- Nhóm các trở lực giống nhau hoặc có liên quan lại
- Sắp xếp và liệt kê chúng theo thứ tự ưu tiên (cái quan trọng nhất sẽ được viết lên cao sau đó
- Nhắc nhở cả nhóm rằng chính họ đã đưa ra trật tự sắp xếp danh sách đó.
- Xác định chiến lược
- Đề nghị cả nhóm đưa ra các chiến lược
- Viết tất cả chúng lên bảng
- Không chỉ trích (ý kiến của người khác)
- Nhóm các chiến lược giống nhau hoặc có liên quan lại
- Sắp xếp và liệt kê chúng theo thứ tự ưu tiên (cái quan trọng nhất viết lên trên cao)
- Nhắc nhở cả nhóm rằng chính họ đã đưa ra danh sách đó
- Lựa chọn chiến lược ở trên cùng của danh sách
- Tóm lược các quyết định của cả nhóm lên bảng
- vấn đề
- mục đích
- mục tiêu
- các nguồn lưc
- các trở lực; và
- chiến lược
Thông
báo với cả nhóm rằng chính họ đã đưa ra một Kế hoạch Hành động.
Nếu ai đó phải viết ra những điều đã được thông qua trong mỗi
phạm trù trên, họ sẽ có thể dựa trên tài liệu kế hoạch chuẩn
đó. Hãy cho họ biết rằng chính họ, với tư cách của một nhóm,
đã viết nên kế hoạch, và họ "sở hữu" bản kế hoạch đó.
Kết luận:
Đơn
giản nhưng không có nghĩa là dễ dàng. Thực hành càng nhiều sẽ càng
tiến bộ. Bạn có thể sử dụng linh hoạt các giai đoạn khác nhau
của cả quá trình dựa theo vai trò của chúng: vui chơi, trò chơi theo
nhóm và những phương pháp làm việc nhóm khác. Hãy thử trải nghiệm
những phong cách khác nhau.
Chúc may mắn và vận động thành công
––»«––
Những
quyết định trong ví dụ này được dựa trên bốn
câu hỏi then chốt về
quản trị. Tất cả các câu trả lời cho các câu hỏi đó sẽ cùng
nhau tạo nên tính chất của việc
phác thảo dự án. Đối
với nhóm có quy mô lớn hơn, có
thể sử
dụng buổi SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu & thời cơ)
Một buổi lên ý tưởng
© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle Thiết kế web bởi Lourdes Sada
––»«–– Cập nhật lần cuối: 2012.01.12 |