Trang chủ
 Trang bị sức mạnh




Ngôn ngữ khác:

'العربية / al-ʿarabīyah
Bahasa Indonesia
Català
中文 / Zhōngwén
English
Español
Filipino/Tagalog
Français
Galego
Ελληνικά / Elliniká
हिन्दी / hindī
Italiano
日本語 / Nihongo
Polszczyzna
Português
Română
Српски / Srpski
Tiếng Việt
Türkçe
اردو / Urdu

                                        

Các trang khác

Học Phần

Sơ đồ

Từ khóa

Liên hệ

Tư liệu sử dụng

Liên kết hữu ích

MƯỜI HAI BÀI HỌC VỀ PHÁT TRIỂN
CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

Kết quả chương trình phát triển cộng đồng của UNCHS

Viết bởi Chris Williams

Dịch bởi Thu Dương


Tài Liệu Phát Tập Huấn

Các bài học thu được qua 14 năm thực hiện chương trình phát triển cộng đồng của UNCHS

Mười Hai Bài Học Về Phát Triển Có Sự Tham Gia Của Cộng Đồng:

  1. Cộng đồng có quyền tham gia vào các quyết sách tác động đến điều kiện sống và làm việc của họ.
  2. Chỉ khi cộng đồng có quyền đưa ra các quyết sách đó thì sự tham gia của họ mới là bền vững, tích cực và sáng tạo.
  3. Sự tham gia tích cực đòi hỏi cộng đồng phải tham gia vào tất cả các quá trình công việc nhằm cải thiện thành phố, thị xã hay bản làng của họ: bao gồm việc lên kế hoạch, thực hiện, bảo trì và giám sát sử dụng dự án.
  4. Sự tham gia phải được xây dựng trên cơ sở bình đẳng giới và phải bao gồm mọi thế hệ già hay trẻ.
  5. Phát triển năng lực có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy sự tham gia công bằng đầy đủ giữa nam và nữ, già và trẻ.
  6. Cộng đồng luôn có những nguồn lực tiềm năng để đóng góp cho sự phát triển của chính nó; chỉ có phát huy năng lực cộng đồng mới giải phóng được những nguồn lực này.
  7. Cộng đồng luôn nắm giữ quyền lợi và trách nhiệm chính trong lực lượng những người hoạt động vì phát triển cộng đồng cụ thể là trong việc xác định vấn đề, giải quyết vấn đề và duy trì những thành qủa đạt được.
  8. Nhận thức và sự phát huy năng lực có thể mang lại sự hợp tác bình đẳng hơn giữa các cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ và các cấp chính quyền đô thị.
  9. Sự phát triển cộng đồng được hoạch định bởi các lực lượng bên ngoài cộng với việc góp sức lao động của cộng đồng là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
  10. Việc hoạch định sự tham gia của cộng đồng là nhân tố hay bị coi nhẹ nhất trong quá trình phát triển cộng đồng.
  11. Viện trợ nhân đạo làm cho cộng đồng phụ thuộc vào sự cứu trợ của bên ngoài
  12. Phát triển cộng đồng là một nhân tố sống còn đối với việc quản lí đô thị một cách tổng thể.
Ghi lại bởi Tiến sĩ Phil Bartle

Những bài học này được nghiên cứu bởi ISS tại Hague.

––»«––

© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
Thiết kế web bởi Lourdes Sada
──»«──
Cập nhật lần cuối: 2012.01.14

 Trang chủ

  Trang bị sức mạnh cho cộng đồng