Trang chủ
 Trang bị sức mạnh




Ngôn ngữ khác:

'العربية / al-ʿarabīyah
Bahasa Indonesia
Català
中文 / Zhōngwén
English
Español
Filipino/Tagalog
Français
Galego
Ελληνικά / Elliniká
हिन्दी / hindī
Italiano
日本語 / Nihongo
Polszczyzna
Português
Română
Српски / Srpski
Tiếng Việt
Türkçe

                                        

Các trang khác

Học Phần

Sơ đồ

Từ khóa

Liên hệ

Tư liệu sử dụng

Liên kết hữu ích

Nội dung:

Nội dung:

Nội dung:

Nội dung:

Nội dung:

Nội dung:

TRAO QUYỀN CHO CỘNG ĐỒNG

Tăng cường sức mạnh cộng đồng

Tiến sĩ Phil Bartle

Dịch bởi Thu Dương


Tài liệu tập huấn

Lập luận phương pháp

Tại Sao Dùng Thuật Ngữ Trao Quyền Cho Cộng Đồng?

Khi sử dụng từ ngữ, đôi khi chúng ta truyền đạt nhầm hoặc người khác hiểu nhầm ý chúng ta muốn nói. Bởi vì từ ngữ luôn luôn gắn với những biểu hiện xúc cảm và những giả thuyết nhất định.

Hãy lấy từ "sự nghèo đói" làm ví dụ. Trong lĩnh vực trợ giúp phát triển, chúng ta thường tự coi mình là những người lính trên mặt trận chống đói nghèo. Sự Nghèo Đói là kẻ thù chúng ta cần chiến thắng. Nhưng cái cần đạt được là gì? Sự Giàu Có?. Dường như không mấy ai trong chúng ta muốn nhận mình là chiến sĩ của cuộc đấu tranh vì sự giàu có. Tại sao vậy?

Dù nghèo và giàu đúng là hai phạm trù đối lập nhau, nhưng chúng cũng mang trong mình những ý nghĩa giả định, hàm ẩn và biểu cảm khác nữa. Nhìn chung giúp đỡ người nghèo là hợp đạo lý nhưng không mấy khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang giúp họ đạt được sự giàu có.

Học phần Tạo ra thu nhập đặt tên như vậy có vẻ dễ chấp nhận hơn là "tạo ra sự giàu có" mặc dù thuật ngữ thứ hai chính xác hơn về mặt kinh tế học. (Ở đây mục tiêu không chỉ là thu nhập mà rộng hơn là sự thịnh vượng). Nhưng thuật ngữ giàu có lại mang trong nó biểu hiện cảm xúc có phần tiêu cực.

Nghèo đói là một vấn nạn bởi vì có sự bất bình đẳng trong xã hội; một vài người sở hữu nhiều của cải hơn phần đông những người khác. Nếu sự bình đẳng có thể hiện thực hóa thì nghèo đói sẽ không còn là vấn nạn nữa.

Một vài thuật ngữ liên quan chặt chẽ đến "sự giàu có" là "quyền lực" và "năng lực". Cộng đồng và cá nhân có thể sở hữu nhiều một trong ba thứ trên thì cũng sẽ sở hữu nhiều hai thứ còn lại và ngược lại (cộng đồng có thu nhập thấp thì thường quyền lực và năng lực của nó cũng thấp). Bởi vậy cải thiện đời sống của các cộng đồng nghèo đói có nghĩa là gia tăng sự giàu có, quyền lực và năng lực của họ.

Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy.

Chúng ta luôn cho rằng giúp đỡ người nghèo là hành động cao đẹp, nhưng trong thâm tâm, có thể chúng ta không bao giờ muốn họ trở nên giàu có như mình. Chúng ta không thể chấp nhận được điều đó.

Một thuật ngữ phổ biến khác cũng gánh nặng trong nó những biểu hiện cảm xúc khác nhau đó là "sự dân chủ". Hiển nhiên tất cả chúng ta đều ủng hộ dân chủ.

Nhưng liệu chúng ta luôn muốn thúc đẩy dân chủ hay không?

Khi xem xét kĩ khái niệm dân chủ, ta hiểu rằng không phải lúc nào chúng ta cũng ủng hộ nó, đăc biệt là khi chúng ta phải từ bỏ một phần của cải, lợi ích hay quyền lợi của mình.

Nhiều người cho rằng họ ủng hộ dân chủ nhưng thực chất là ủng hộ một hệ thống những thể chế cho phép họ bầu ra và trao quyền lực cho những ứng cử viên đạt được nhiều phiếu bầu nhất làm đại diện cho họ. Đó gọi là dân chủ đại diện, thuật ngữ này hoàn toàn đối lập với thuật ngữ dân chủ. Dân chủ (democracy) trong hệ chữ La Tinh có nghĩa là "quyền lực cho mọi người" (demo=mọi người, cracy=quyền lực). Quá trình bầu ra những người đại diện vô hình chung đã lấy đi quyền lực trong tay số đông để trao cho một vài người chiến thắng cuộc bầu cử.

Khi chúng ta nói trao quyền cho cộng đồng, điều chúng ta thực sự muốn đó là dân chủ hóa cộng đồng đó. Chúng ta không muốn họ bầu ra những người đại diện họ (như mô hình chính trị của Anh hay Mĩ) chúng ta muốn tất cả họ đều có quyền. Chúng ta cần tìm ra những cách thức để toàn bộ cộng đồng có nhiều quyền lực, năng lực và giàu có hơn.

Bởi vậy, các cộng đồng cần sự trợ giúp của chúng ta phải là những cộng đồng có ít quyền lực, năng lực và của cải nhất.

Và chúng ta cũng cần hiểu những mong muốn ích kỉ nhằm duy trì sự nghèo đói, không quyền lực và không năng lực của cộng đồng thông qua viện trợ. Nếu chúng ta thực sự muốn trao quyền cho họ, chúng ta cần giúp họ trở nên ít phụ thuộc vào viện trợ hơn, tự chủ hơn và có khả năng duy trì sự phát triển mà không cần sự trợ giúp bên ngoài. Ai cũng khao khát sự giàu có và quyền lực, đó là điều hoàn toàn bình thường tự nhiên và không có gì đáng hổ thẹn. Tuy nhiên chúng ta cần ghi nhớ rằng mong muốn của chúng ta không phải là duy trì tình trạng nghèo đói, yếu kém và phụ thuộc của những cộng đồng vốn đã đói nghèo, yếu kém và phụ thuộc ấy.

Những tài liệu tập huấn trên trang này chủ yếu hướng đến những nhà động viên cộng đồng, tập trung vào phương pháp và biện pháp làm việc hơn là lý thuyết hay tư tưởng. Tuy vậy để sử dụng hiệu quả những giải pháp đó, chúng ta phải hiểu được những lập luận đằng sau chúng, những nguyên tắc ứng dụng và những tác động dài hạn của chúng. Quan trọng là chúng ta phải liên tục xem xét lại những động lực và mục đích của việc ta đang làm.

Trở nên mạnh hơn qua hành động:

Bạn sẽ nhận được nhiều lời khuyên là hãy sử dụng những phương pháp nhằm trao quyền cho cộng đồng chứ không phải để khuyến khích sự phụ thuộc của cộng đồng.

Đôi khi chúng ta dùng thuật ngữ"phương thức viện trợ" để chỉ những phương thức giúp đỡ làm gia tăng sự phụ thuộc Bản thân sự viện trợ xét về phương diện nào đó không phải là xấu bởi vì nó dựa trên sự rộng lượng, một giá trị đạo lí mà chúng ta hết lòng ủng hộ.

Khi nhắc đến phương thức viện trợ, chúng ta muốn nói đến cách thức giúp đỡ những cộng đồng nghèo và không có quyền lực trở nên phụ thuộc. Sự viện trợ thường khiến cho người nhận chờ đợi thêm những lần viện trợ khác. Chúng kéo dài tình trạng nghèo đói. Chúng duy trì vị thế của người cho. Nếu bạn cho ai cái gì đó họ cần thì tạm thời bạn có thể thỏa mãn nhu cầu đó của họ. Nhưng chắc chắn rằng khi nhu cầu của họ phát sinh, họ sẽ tìm đến bạn lần thứ hai.

Điều này cũng không có gì là xấu. Đó là bản chất của con người nhằm duy trì sự sống còn của mình.

Nếu bạn muốn họ trở nên tự chủ, bạn cần tìm ra điều gì họ cần nhất. Bạn hãy tiếp tục tìm kiếm những cách thức giúp họ nỗ lực làm việc và tranh đấu để đạt được điều đó để khi cần, họ sẽ không đi cầu xin sự trợ giúp của bên ngoài. Nếu họ đạt được thứ đó mà không mất gì, họ sẽ không bao giờ biết được giá trị của nó.

Trong trang này, bạn sẽ gặp rất nhiều ví dụ so sánh lĩnh vực thể thao với phương thức trao quyền . Vị huấn luyện viên sẽ không chống đẩy thay cho các vận động viên hay thực hành đưa những quả bóng vào rổ cho họ. Vận động viên muốn trở nên khỏe mạnh và nâng cao được năng lực chuyên môn, anh ta sẽ phải tự mình luyện tập.

Một ví dụ khác đó là phương pháp vật lí trị liệu. Nếu bạn bị thương và mất khả năng sử dụng một cánh tay, bạn sẽ tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ vật lí trị liệu. Bác sĩ sẽ di chuyển cánh tay làm mẫu cho bạn biết bạn cần vận động nó như thế nào cho đúng cách. Việc luyện tập theo đó sẽ hoàn toàn là do bạn. Tất nhiên đó là một quá trình thực hành đau đớn và không hề dễ chịu chút nào. Nhưng vì bạn muốn cánh tay hoạt động tốt hơn. Và chỉ bằng việc chịu khó rèn luyện, bạn mới có thể trở lại khỏe mạnh bình thường mà không cần đến sự giúp đỡ của vị bác sĩ đó nữa.

Nếu huấn luyện viên tập luyện thay cho vận động viên, vận động viên sẽ không bao giờ trở lên mạnh hơn. Nếu bác sĩ vật lí trị liệu vận động thay cho bệnh nhân, bệnh nhân sẽ không bao giờ hoạt động trở lại được như thường. Nếu người hoạt động cộng đồng làm mọi việc thay cho cộng đồng, cộng đồng sẽ mãi phụ thuộc. Nghèo đói và yếu kém sẽ kéo dài liên miên.

Phương pháp trao quyền cho cộng đồng bắt đầu bằng việc bạn xác định những gì cộng đồng thực sự muốn (bằng một buổi phát huy ý kiến) và sau đó bạn chỉ cho các thành viên cộng đồng làm thế nào để đạt được điều đó. Đó chính là quá trình nỗ lực rèn luyện để tăng cường sức mạnh cộng đồng.

Tại sao phải lựa chọn cộng đồng để trao quyền?

Nếu mục đích thúc đẩy cộng đồng là để tăng thêm quyền lực, năng lực và sự giàu có cho cộng đồng, tại sao chúng ta phải lựa chọn cộng đồng để trao quyền?

Thế giới vốn không công bằng, luôn có sự bất bình đẳng, xung đột và đối xử tàn bạo giữa con người với con người. Cuộc sống vốn không công bằng và chúng ta đặt ra cho mình những mục tiêu để làm cho nó tốt đẹp hơn.Một trong số những mục tiêu đó là biến đổi thế giới, giúp đỡ người nghèo trở nên độc lập khỏi viện trợ và thoát khỏi đói nghèo. Nhiều người chỉ nhằm làm giàu cho bản thân mình nhưng đó là một mục tiêu rất hời hợt và không bao giờ trọn vẹn (càng giàu, họ càng muốn mình giàu hơn nữa, lòng tham của con người là vô đáy). Dù không có bằng chứng hiển nhiên hay thậm chí là hi vọng rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn và nghèo đói sẽ không còn tồn tại, nỗ lực vì những mục tiêu trên sẽ gặt hái được những thành quả xứng đáng.

Như thế chúng ta cũng có thể nỗ lực động viên và trao quyền cho một cộng đồng tương đối giàu nhưng công việc sẽ thiếu động lực hơn khi trao quyền cho các cộng đồng thu nhập thấp. Những phương pháp trình bày trên trang web này có thể áp dụng cho cả hai trường hợp.

Khi giúp đỡ các cộng đồng nghèo, bạn có mục tiêu rõ ràng hơn. Bạn cũng có thể chọn lựa một cộng đồng vì đó là nơi bạn được sinh ra, nhưng mục tiêu cũng có thể nửa vời, không nhất quán như khi bạn hoạt động vì cộng đồng thu nhập thấp.

Những tài liệu trên trang web này chủ yếu áp dụng cho những cộng đồng thu nhập thấp và năng lực yếu. Chúng được viết ra và đưa lên Internet hoàn toàn có mục đích, tất nhiên không phải vì mục đích thương mại. Đây là một nhân tố, một lực lượng không thể thiếu trong cuộc chiến chống đói nghèo.

Chúng ta cũng cần nhắc lại câu nói: "Viện trợ hãy dành cho quê hương trước tiên". Việc ai đó gây quỹ và phân phát trươc hết cho những người nghèo ở quê hương họ là hoàn toàn ích kỉ và thiển cận. Thật không may là nhiều người còn tin rằng công việc đó không những chỉ nên bắt đầu ở quê hương mà còn nên chỉ dành cho quê hương mà thôi.

Thế giới đều là con người và chúng ta có quan hệ mật thiết với nhau. Thế giới là một gia đình lớn. Những người khốn khổ ở những quốc gia nghèo đói xa xôi và cô lập kia cũng là anh em của chúng ta. Nếu chúng ta có thể giúp đỡ họ, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên ý nghĩa hơn. Nếu chúng ta có thể giúp họ, hãy tập trung vào việc làm cho họ trở nên độc lập hơn và có khả năng tự giúp mình trong tương lai.

Nếu chúng ta có thể chọn lựa cộng đồng để động viên, hãy lựa chọn những cộng đồng thu nhập thấp không quyền lực và năng lực. Như thế bạn sẽ thấy công việc của mình có ý nghĩa hơn rất nhiều.

Trao Quyền Là Một Quá Trình Mang Tính Xã Hội:

Trong trang này, chúng ta cũng cần phân biệt rạch ròi giữa đói nghèo là một vấn nạn xã hội với vấn đề thiếu thốn tài chính cá nhân. Trong phân tích, theo dõi và can thiệp chúng ta đều phải phân định rõ các cấp độ khác nhau này.

Một cộng đồng là một tổ chức xã hội, chứ không phải một cá nhân. Nó cũng không phải chỉ là một sự tập hợp đơn thuần của các cá thể riêng biệt. Đó là một thực thể siêu cấu trúc vượt lên các cá nhân riêng rẽ tạo nên nó.

Việc tiếp xúc với một cá nhân là rất dễ dàng. Trái lại, cộng đồng lại là một mô hình khoa học phức tạp, giống như liên kết nguyên tử hay hệ mặt trời. Tại mỗi thời điểm nhất định chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được một phần của hệ thống mà thôi. (Bạn biết câu chuyện thầy bói xem voi rồi đấy). Một cộng đồng không hoạt động giống như các cá nhân.

Đôi khi chúng ta nhân tính hóa một cộng đồng (nghĩ về nó và nói chuyện với nó như với một người), nhưng thực ra là với một tổ hợp xã hội.

Chúng ta có thể làm cho các cá nhân trở nên khỏe mạnh hơn cả về tâm sinh lí và chúng ta cũng có thể làm cho cộng đồng mạnh hơn cả về sự thịnh vượng, quyền lực và năng lực. Tất nhiên hai việc này là hoàn toàn khác nhau. Là những người động viên cộng đồng chúng ta phải cẩn trọng khi đưa ra những dự đoán và giả thuyết về cộng đồng khi coi đó như là một cá thể, một con người. Chúng ta rất dễ mắc phải sai lầm đó.

Trong khi bạn làm việc trực tiếp với các cá nhân thì mục tiêu của bạn lại là cộng đồng, một tổ chức xã hội. Và bạn phải nhìn nhận nó trong tổng thể và làm việc với nó một cách gián tiếp.

Để có thể trao quyền thành công cho cộng đồng, điều quan trọng là bạn phải hiểu được bản chất của một tổ chức xã hội cũng như là mối quan hệ giữa cá nhân hay các cá nhân với cộng đồng và với xã hội.

Trong khi trang web này hạn chế đề cập đến lý thuyết, tư tưởng và tập trung nhấn mạnh các hướng dẫn, phương pháp và biện pháp thực hành, bạn vẫn nên trang bị cho mình các kiến thức về khoa học xã hội, về bản chất của cộng đồng như là một tổ chức và những quan điểm mang tính xã hội học để có thể làm việc hiệu quả hơn.

Tuy vậy bạn cũng nên lưu ý rằng, lý thuyết xã hội học không thể chính xác giống như hóa học hay thiên văn học, bởi vì có quá nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi xã hội. Càng khó hơn khi bạn chỉ có thể nhìn nhận và đánh giá một cách gián tiếp các tổ chức xã hội như cộng đồng hay một tổ chức phi chính phủ.

Bạn cũng cần đặt ra cho mình một mục tiêu nghề nghiệp để học hỏi nhiều hơn về các quan điểm xã hội học và phát triển các kĩ năng khám phá các nhân tố xã hội thông qua những dấu hiệu mà bạn quan sát thấy, chẳng hạn như hành vi của các cá nhân, các số liệu thống kê xã hội và kinh tế, các sự kiện và các dữ liệu nhân khẩu học. Bạn có thể tham khảo hai học phần về 16 nhân tố của trao quyền. Một học phần tập trung chủ yếu vào phát triển năng lực của một tổ chức (như NGO hay CBO), và học phần kia tập trung vào phương pháp đo lường sự gia tăng (hay suy giảm) năng lực của cộng đồng. 16 nhân tố này cũng chỉ có thể nhìn nhận qua đặc điểm của các cá nhân. Chúng sẽ giúp bạn xem xét một cách kĩ càng và cẩn trọng hơn về trao quyền dưới góc độ của một quá trình biến đổi xã hội.

Tại Sao Phải Có Sự Tham Gia?

Trao quyền không phải là công việc mà bạn có thể làm thay cộng đồng. Bởi vì quá trình trao quyền trao quyền hay tăng cường năng lực cộng đồng là một quá trình biến đổi xã hội mà tự thân cộng đồng phải trải qua. Thậm chí ngay cả các cá nhân trong cộng đồng cũng không thể làm được điều đó nếu như không có sự tham gia của toàn thể cộng đồng.

Cố gắng áp đặt sự thay đổi xã hội được gọi là quy hoạch xã hội, điều này tất nhiên có hiệu quả nhất định nhưng thường không phải là những gì được mong muốn. Phương thức của chúng ta là thúc đẩy cộng đồng hành động.

Chúng ta thường gọi các hành động đó là các dự án. Khi tiến hành một dự án, cộng đồng sẽ tăng cường được sức mạnh và năng lực tự thân của mình. Hành động đó chính là quá trình rèn luyện để cộng đồng mạnh hơn.

Chúng ta đã nhấn mạnh ở trên rằng chỉ có nỗ lực tranh đấu mới làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn. Phương thức trao quyền đơn giản là hãy chỉ cho cộng đồng thấy họ muốn gì và hướng dẫn họ đấu tranh để đạt được điều đó,

Người ngoài cuộc không thể quyết định cộng đồng cần những gì. Các thành viên cộng đồng phải xác định và nhất trí về những gì là cần thiết nhất đối với họ. Đó là một trong những lí do đầu tiên mà chúng ta cần có sự tham gia của cộng đồng trong việc đưa ra quyết định đó.

Tổ chức một buổi phát huy ý kiến là một trong những biện pháp để đưa các thành viên cộng đồng thoát ra ngoài những mong muốn ưu tiên của bản thân. Nếu được tiến hành một cách đúng đắn, đó sẽ là quá trình đưa ra một quyết định tập thể chứ không phải của một vài người hay một lực lượng chi phối nào.

Sau đó là quá trình đưa ra những quyết sách chiến lược hay đường lối để đạt được mục tiêu đề ra. Có nhiều cách thức để lựa chọn chiến lược nhưng nếu nó càng thể hiện được ý chí của các thành viên cộng đồng thì càng có hiệu lực cao. Sự tham gia của cộng đồng là nhân tố quyết định thành công.

Dự án nào cũng có các yếu tố đầu vào và đầu ra. Đầu vào là các nguồn lực. Đầu ra là các mục tiêu đạt được. Một vài nhân tố đầu vào có thể được cung cấp bởi các nhà tài trợ bên ngoài (bao gồm cả chính phủ) nhưng cộng đồng cũng phải cống hiến. Cũng như việc họ tham gia đưa ra các quyết sách, cộng đồng cũng phải tham gia đóng góp các nguồn lực đầu vào của dự án.

Giám sát dự án có vai trò rất quan trọng nhưng lại thường bị xem nhẹ. Cộng đồng không nên phó thác toàn bộ dự án cho những người ngoài cuộc mà phải tham gia giám sát để đảm bảo dự án tiến hành theo kế hoạch đề ra.

Trong quá trình tiến hành dự án, các thành viên cộng đồng có thể liệt kê ra những kĩ năng mà họ thiếu. Đó có thể là kế toán, báo cáo hay các kĩ thuật chuyên môn. Nếu bạn muốn đào tạo cho họ các kĩ năng đó, việc đào tạo cũng cần được tiến hành có tính tham gia tích cực. Người học sẽ tiếp thu tốt hơn thông qua thực hành chứ không phải chỉ nhờ nghe giảng hay theo dõi các bài thuyết trình.

Phương pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình trao quyền cho cộng đồng. Sự tham gia đó tạo nên sức mạnh.

Phát Triển Quốc Gia:

Trong những năm 1950 và 1960, thế giới đã chứng kiến sự chấm dứt tình trạng thuộc địa của nhiều quốc gia. Và người ta đã kì vọng rằng đó cũng là dấu chấm hết cho đói nghèo để các quốc gia đó trở nên tự chủ và mạnh hơn.

Sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Sự tuyệt vọng dần thế chỗ cho hi vọng và số người nghèo đói ngày càng tăng lên. Rất nhiều lý giải về mặt lịch sử được đưa ra: do chủ nghĩa thực dân kiểu mới, do các tập đoàn đa quốc gia trở nên giàu có và mạnh hơn cả nền tảng quốc gia, do sự thiếu hụt những nhà lãnh đạo nhạy bén và có tầm nhìn, vv...Mỗi người trong chúng ta đều tin theo một lý thuyết riêng.

Trong phần Các Nhân Tố Của Nghèo Đói, chúng ta phân định giữa (1) các nguyên nhân thuộc về lịch sử và (2) các nhân tố góp phần duy trì vấn nạn này. Sự phân biệt này có mục đích thực tiễn rất rõ. Chúng ta không thể thay đổi lịch sử nhưng chúng ta có thể xem xét các nhân tố hiện thời và có thể tác động lên chúng dù là hạn chế. Trang web này chủ yếu nhằm đào tạo các nhà động viên cộng đồng và cả những nhà quản lí, hoạch định và lãnh đạo của họ.

Trong học phần về giới, chúng ta có nhắc đến khẩu hiệu, "Tư duy toàn cầu, hành động địa phương." Nguyên lí này cũng được áp dụng ở đây. Làm thế nào để góp sức xây dựng một quốc gia giàu mạnh, độc lập và tự chủ? Câu trả lời là nếu quốc gia đó có các cộng đồng giàu mạnh, độc lập và tự chủ.

Là người động viên cộng đồng, bạn không thể trực tiếp thay đổi diện mạo một quốc gia, nhưng bạn có thể giúp từng cộng đồng trở nên mạnh hơn. Nếu bạn truyền đạt lại những phương pháp và cách thức này cho người khác, bạn có thể gián tiếp giúp các cộng đồng khác trở nên mạnh hơn. Bạn cũng có thể tác động lên cơ cấu chính sách quy định và luật pháp của một quốc gia để tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển các cộng đồng tự chủ. Các cộng đồng càng mạnh, quốc gia sẽ càng thịnh vượng và độc lập.

Joseph Marie de Maistre từng viết, " Mỗi quốc gia đều có một chính phủ cầm quyền xứng đáng" Lettres et Opuscules Inedits (vol.I, letter 53), phát biểu này từng bị nhầm lẫn là của tổng thống thứ hai của Mỹ, Thomas Jefferson. Nếu bạn làm việc để tạo ra một xã hội bạn muốn thì bạn cũng có thể tạo ra một chính quyền xứng đáng với nỗ lực đó.

Quốc gia không thể phát triển chỉ nhờ những ước muốn hay những tranh luận lý thuyết. Đó phải là kết quả của hàng ngàn những thay đổi dù nhỏ nhưng liên tục và bền vững nhờ nỗ lực làm việc của biết bao người với tầm nhìn xa rộng. Bạn có thể trở thành một trong số những người đó và trang web này giúp bạn hành trang cho sự nghiệp này.

Tìm Thế Mạnh Và Phát Huy Nó:

Thái độ tích cực, lạc quan và luôn luôn vững bước tiến lên có vai trò thiết yếu trong công việc này.

Không một ai, một cộng đồng, một xã hội nào là toàn diện. Chúng ta đều mắc sai lầm trong cuộc sống. Nếu bạn chỉ dành thời gian công sức để chỉ trích và phê bình, bạn sẽ chỉ nhìn thấy những sai trái mà thôi và điều đó sẽ ngăn cản những hành động tích cực để sửa sai. Bạn cũng sẽ gặp những người không giữ lời hứa, nói dối hay lừa dối bạn và cả những người không có năng lực, dớ dẩn và thiếu trung thực. Ngay từ khi bạn sinh ra đã không ai hứa hẹn với bạn rằng cuộc sống rất công bằng.

Để đạt được thành công trên con đường đã chọn, bạn cần một thái độ tích cực. Bạn cần biết chấp nhận thất bại là không thể tránh khỏi và bạn phải vững bước tiến lên thậm chí là sau khi vấp ngã.

Để phát huy được tối đa giá trị của một người, bạn cần đánh giá không chỉ những mặt yếu mà còn phải công nhận những mặt mạnh và thành quả của họ và cho họ biết rằng bạn mong đợi những điều tốt đẹp nhất họ có thể làm được.

Hãy phát huy sức mạnh, đừng tập trung vào điểm yếu.

Kết luận:

Tại sao chúng ta cần giúp cộng đồng tăng cường sức mạnh của mình? Đơn giản để thế giới tốt đẹp hơn, xóa đói giảm nghèo. Nỗ lực vì điều đó thực sự có ý nghĩa. Phương pháp nào có thể tăng cường sức mạnh cho cộng đồng? Viện trợ chỉ làm cộng đồng yếu thêm. Cộng đồng chỉ trở nên mạnh mẽ hơn nếu họ tự quyết định những gì họ cần và nỗ lực để đạt được mục tiêu.

Bạn nên giúp đỡ những cộng đồng như thế nào? Hãy chọn những cộng đồng nghèo nhất, năng lực yếu kém nhất, có ít quyền lực nhất và cần sự giúp đỡ nhất.

Tại sao nghèo đói và phát triển lại không chỉ đơn thuần mang tính cá nhân? Nghèo đói là một vấn nạn xã hội và để giải quyết triệt để nó, cần những giải pháp mang tính xã hội.

Sẽ không có phát triển nếu không thể mang lại những thay đổi tích cực cho toàn thể cộng đồng. Tại sao phải có sự tham gia của các thành viên cộng đồng? Nếu họ không tham gia sẽ không có phát triển cũng như việc duy trì những tiến bộ đạt được.

Tại sao không trực tiếp hướng đến sự phát triển quốc gia? Nếu bạn giúp cộng đồng mạnh hơn tức là bạn đã đóng góp cho sự phát triển của quốc gia đó. Là người động viên, việc giúp đỡ các cộng đồng sẽ thiết thực hơn là làm việc trực tiếp với một quốc gia.

Thế còn những người thiếu trung thực, lừa dối hay những thất vọng gặp trong công việc. Lối tư duy tích cực rất cần trong công việc xã hội; chấp nhận thất bại và vượt qua chúng, chấp nhận sai lầm, tránh chỉ trích và tập trung phát huy thế mạnh.

Dù là thầm lặng, những gì bạn làm thật đáng quý và cao cả.

––»«––

Một Cuộc Thảo Luận:


Một Cuộc Thảo Luận

© Bản quyền 1967, 1987, 2007 Phil Bartle
Thiết kế web bởi Lourdes Sada
──»«──
Cập nhật lần cuối: 2012.01.14

 Trang chủ

  Trang bị sức mạnh cho cộng đồng